Tội phạm thẻ Trung Quốc dồn dập tấn công ngân hàng Việt
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) vừa triệt phá nhóm người Trung Quốc câu kết với người Việt Nam dùng thẻ tín dụng giả để rút hàng tỷ đồng của các ngân hàng lớn. Nghi can người Trung Quốc này lập 4 công ty làm bình phong để ký với các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Sau đó, các đối tượng dùng thẻ tín dụng giả với những thông tin ăn cắp được để quẹt trên những máy POS này và rút tiền.
Trao đổi với VnExpress, đại diện Hội Thẻ Việt Nam cho biết, quy mô ảnh hưởng của vụ này không quá lớn nhưng đây là trường hợp điển hình trong số rất nhiều vụ án về làm giả thẻ tín dụng ở Việt Nam. "Vài năm trước đây các tội phạm Maylaysia nhiều, nhưng gần đây phần lớn là các đối tượng người Trung Quốc", ông cho biết.
Tang vật thu giữ trong vụ án một người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả rút tiền tỷ ở ngân hàng Việt Nam. |
Một nguồn tin từ PC50 cũng chia sẻ, tội phạm trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại Việt Nam gần đây phần lớn là người Trung Quốc và ngày càng gia tăng. "Hacker của Trung Quốc chưa tinh vi như ở các nước phương Tây, nhưng tại Việt Nam, đối tượng này khá nhiều. Kể cả trước đây, các nghi can người Malaysia bị bắt giữ thì phần lớn vẫn có một đường dây Trung Quốc đứng sau", nguồn tin cho biết.
Nạn ăn cắp, làm giả thẻ tín dụng bắt đầu xuất hiện trên thế giới cách đây hơn chục năm. Nhưng tại Việt Nam, theo các chuyên gia về an ninh thẻ, tội phạm trong lĩnh vực này bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2005 và với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Trong số đó, các đối tượng lừa đảo chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Lý giải về việc tội phạm Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, một cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống tội phạm công nghệ cao ở Hà Nội nói, một phần do Trung Quốc quy tụ khá nhiều đường dây tội phạm về công nghệ thông tin, trong đó có thẻ tín dụng. Hơn nữa, Trung Quốc khá gần với Việt Nam, tội phạm có thể dễ dàng tuồn sang những thiết bị in ấn, làm giả.
Một nguyên nhân quan trọng hơn, theo vị cán bộ này là thị trường thẻ tại Việt Nam còn sơ khai và công nghệ thẻ từ mà các nhà băng đang áp dụng còn nhiều sơ hở. Cách đây 5-7 năm, tội phạm tập trung ở các thị trường như Malaysia, Indonesia... nhưng khi các nước này chuyển đổi sang công nghệ thẻ chip, các đối tượng dịch chuyển dần sang Thái Lan và nay là Việt Nam.
Lãnh đạo một nhà băng hàng đầu về thẻ cũng thừa nhận công nghệ thẻ từ là một phần lý do khiến các đối tượng nhòm ngó. "Tuy nhiên, chi phí để sử dụng công nghệ thẻ chip khá lớn nên hầu hết các ngân hàng chưa thể áp dụng", vị đại diện giải thích. Câu chuyện chuyển đổi thẻ từ sang chip bắt đầu được các ngân hàng đề cập từ cuối 2005, nhưng đến nay chưa nhiều ngân hàng chuyển đổi hoàn toàn.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, thời điểm cuối năm 2013, đầu năm 2014, nhà băng cũng gặp một số vụ tương tự. Thủ đoạn chính của các đối tượng này chủ yếu là đánh cắp thông tin ở đâu đó rồi làm giả thẻ tín dụng để vào Việt Nam rút tiền bằng ATM hoặc cà thẻ qua POS, trong đó rút tiền qua thẻ ATM chiếm tỷ lệ lớn. "Hiện nay tình hình tội phạm dạng này tại BIDV có chiều hướng giảm lại do ngân hàng có nhiều biện pháp phòng chống", bà nói. Bà cho biết thêm, để phòng ngừa rủi ro, BIDV đã chuyển toàn bộ thẻ sang công nghệ chip.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ mua bán trực tuyến tại những website uy tín để tránh bị mất cắp thông tin thẻ. Ảnh: Thanh Lan. |
"Trước Tết, khi phát hiện ra một số trường hợp khả nghi tại máy ATM, nhân viên ngân hàng cùng bảo vệ ra tận nơi bắt giữ, giao công an xử lý", bà thông tin. Theo vị này, khi xuất hiện các giao dịch rút tiền liên tục từ ngân hàng này qua ngân hàng khác sẽ là dấu hiệu để ngân hàng nghi ngờ và tiến hành kiểm tra.
Lãnh đạo BIDV cũng cho rằng, trong 4 bên tham gia thanh toán thẻ (chủ thẻ, nơi bán hàng, ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ), chủ thẻ dễ sơ hở nhất và cũng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, đánh cắp thông tin và làm giả thẻ nhằm chiếm đoạt tiền. "Do đó, khách hàng luôn luôn nhớ một điều là phải bảo vệ chiếc thẻ của mình như đang bảo vệ tiền mặt, tránh cho mượn, vứt lung tung...", một chuyên gia khuyến nghị.
Đại diện Vietcombank cho hay lấy được phôi làm giả thẻ tín dụng là việc không quá khó khăn với các đối tượng xấu. Tuy nhiên, theo ông, quan trọng nhất là làm sao dữ liệu trên thẻ đó khớp với các dữ liệu của một khách hàng cụ thể tại nhà băng. "Do đó, một trong những nguyên nhân chính vẫn là khách hàng đã thiếu cẩn trọng, để lộ thông tin cá nhân nên bị lợi dụng", ông nói.
Để ngăn chặn hiệu quả tội phạm thẻ, các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo, khi khách hàng sử dụng thẻ, trước hết tại quầy giao dịch ATM, khi rút tiền cần phải chú ý và quan sát thật kỹ, xem tại khe đặt thẻ có vật cản gì không. Nếu có máy quay nào bất thường, ngay lập tức cần báo cho ngân hàng... và đặc biệt phải lấy tay che chắn khi bấm mã số cá nhân (PIN).
Riêng với trường hợp thanh toán thông qua quẹt thẻ ở máy POS cũng cần phải theo sát chiếc thẻ của mình nhằm hạn chế tối đa tình trạng ăn cắp thông tin. Ngoài ra, nếu mua bán trực tuyến, chỉ giao dịch với các trang thanh toán uy tín hoặc có liên kết với ngân hàng.
Để quy trách nhiệm trong mỗi trường hợp, các ngân hàng cho biết họ sẽ xét trên từng khía cạnh cụ thể nếu đối tượng xấu sử dụng thẻ giả rút tiền. Về phía chủ thẻ, nếu chứng minh được mình ngoại phạm thì không chịu trách nhiệm. Sau đó xét đến nơi bán hàng và ngân hàng thanh toán. Nếu tất cả đều làm đúng quy trình thì ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm về số tiền thiệt hại.
Theo VnE
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08