Tín hiệu vui cho sân khấu cải lương
Tín hiệu mừng cho sân khấu cải lương | |
Sân khấu cải lương chờ cơ hội để vực dậy |
Cải lương miền Bắc chuyển mình
Hơn một thập kỷ qua, sân khấu truyền thống nói chung và sân khấu cải lương nói riêng đều đang loay hoay tìm lại chỗ đứng cho mình. Bộ môn nghệ thuật kịch hát dân tộc từng phủ ánh hào quang chói lọi nhưng giờ chỉ còn là dĩ vãng “vang bóng một thời”. NSƯT Nguyễn Xuân Vinh – Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam nhận định, đây là một loại hình nghệ thuật đang ngày càng kén khán giả, kén người xem. Bởi đặc trưng của nghệ thuật dân tộc, cụ thể là cải lương có đối tượng khán giả hầu hết là trung niên, lớn tuổi trở lên. Hơn nữa hiện nay các loại hình nghệ thuật dân tộc nói chung, cũng như kịch hát cải lương nói riêng đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Các lứa nghệ sĩ cải lương gạo cội đều đã đến tuổi nghỉ hưu, rất ít nghệ sĩ trẻ theo nghề. Sân khấu cải lương chuyên nghiệp chẳng mấy khi “đỏ đèn”, các sân khấu nhỏ bán vé giá cao nên khán giả quay lưng, không ít nghệ sĩ ngậm ngùi bỏ nghề tìm kế mưu sinh. Giữ được “ngọn lửa” cải lương trong bối cảnh bùng nổ các loại hình giải trí nghe nhìn là một thách thức lớn.
Một cảnh trong “Ni sư Hương Tràng”. Ảnh: Phương Bùi |
Hiện nay, để không bị chìm nghỉm giữa dòng giải trí ngày càng phong phú đa dạng, sân khấu cải lương miền Bắc cố gắng chuyển mình bằng những hướng đi mới dưới nhiều hình thức như làm mới các vở kinh điển, biểu diễn giao lưu với khán giả, phối hợp với các tour du lịch tổ chức các buổi biểu diễn trích đoạn kinh điển… Bên cạnh đó, gần đây, một số chương trình gameshow truyền hình thực tế về cải lương như “Học viện cải lương”, “Chuông vàng vọng cổ” trên kênh HTV với mong muốn thế hệ trẻ có cơ hội tiếp xúc với văn hóa dân tộc, tiếp bước thế hệ cải lương đã thành danh. Với sự đón nhận “Ni sư hương Tràng”, theo đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên – Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, cải lương miền Bắc lại có những dấu hiệu, điểm sáng mà ở đây khán giả và đồng nghiệp đều thừa nhận điều đó. Hiện nay, khán giả vẫn đang trông chờ mỗi lần nhà hát có những tác phẩm mới thì họ đều đến và thưởng thức.
Xây dựng thành công “Ni sư Hương Tràng”
Vở diễn “Ni sư Hương Tràng” được thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do tiến sĩ Bùi Hữu Dược viết kịch bản văn học, soạn giả Hoàng Thế Song chuyển thể thành cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn. Vở diễn khắc hoạ cuộc đời công chúa Trần Huyền Trân, con gái của nhà vua Trần Nhân Tông. Vì mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm thành, Huyền Trân chấp nhận được gả cho nhà vua Chế Mân. Được Chế Mân sủng ái, phong làm Chánh cung Hoàng hậu mặc dù đã có Chánh cung Hoàng hậu Salimah, Huyền Trân cũng bắt đầu bước vào một cuộc chiến tàn khốc ngấm ngầm của ngôi vị và quyền lực. Tể tướng Sulayman bắt tay với ngoại bang muốn giành ngôi của Chế Mân, xúi bẩy Hoàng hậu Salimah làm phản. Chế Mân bị giết chết, Huyền Trân phải bước lên giàn hỏa thiêu theo quy định của vương triều Chiêm Quốc sau khi vừa hạ sinh hoàng tử Chế Đa Đa. Nhờ sự mưu lược của vua cha- Phật hoàng Trần Nhân Tông, Huyền Trân được các tướng lĩnh Đại Việt cứu về. Giây phút gặp cha, từ người con gái mất chồng, mất con, Huyền Trân đã giác ngộ đạo Phật, lấy việc giúp người, gieo đạo làm lẽ sống.
NSƯT Nguyễn Xuân Vinh cho biết: “Cải lương kén người xem do vậy mục đích khi xây dựng vở diễn là làm sao có thể đem đến được cho đông đảo khán giả một câu chuyện dễ hiểu, qua đó tạo điều kiện cho mọi người dễ tiếp thu hơn với bộ môn nghệ thuật cổ truyền cải lương hiện nay. Thông qua vở diễn này, chúng tôi cũng mong muốn sao cho mỗi chúng ta có thể gắn bó với nền văn hóa sân khấu hơn nữa, để làm sao cho sau khi thế hệ các nghệ sĩ lớn tuổi, NSND nghỉ hưu sẽ có một thế hệ trẻ có thể nối tiếp được sự nghiệp sân khấu dân tộc này”. |
Vở diễn được xây dựng với tiêu chí vừa đạt chất lượng nghệ thuật cao, vừa phần nào thỏa mãn những thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp khán giả, vừa góp phần cho nghệ thuật cải lương thực sự có chỗ đứng vững chắc trong đời sống xã hội hiện đại. Hai đêm diễn cả ba tầng khán phòng không còn một chỗ trống, khán giả liên tục vỗ tay tán thưởng các nghệ sĩ sau mỗi câu ca hay. Cũng có lúc cả khán phòng lặng đi, vẳng tiếng sụt sịt vì xót thương cho cuộc đời nhân vật nhiều bi kịch.
Có lẽ lâu lắm lắm rồi, cải lương miền Bắc mới có được một vở diễn có kịch bản tính nhân văn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả đến thế. Bỏ qua những chi tiết về trang phục cũng như hiệu ứng sân khấu, thông qua cuộc đời công chúa Huyền Trân, khán giả như được sống trong không khí lịch sử hào hùng của dân tộc. Cách lý giải vấn đề được đặt để, câu kéo và móc nối đầy tính logic… khiến cho mỗi lớp diễn đều mang đến những thông điệp dễ cảm.
Điều này chứng tỏ rằng, thực sự nghệ thuật cải lương vẫn có sức sống, nhưng để làm cho nó trở lại, ngày càng thu hút khán giả thì là một nỗ lực rất lớn của nhiều người, trong đó, bản thân khán giả cũng nên mở lòng để đón nhận nó. NSƯT Nguyễn Xuân Vinh cho biết: “Cải lương kén người xem do vậy mục đích khi xây dựng vở diễn là làm sao có thể đem đến được cho đông đảo khán giả một câu chuyện dễ hiểu, qua đó tạo điều kiện cho mọi người dễ tiếp thu hơn với bộ môn nghệ thuật cổ truyền cải lương hiện nay. Thông qua vở diễn này, chúng tôi cũng mong muốn sao cho mỗi chúng ta có thể gắn bó với nền văn hóa sân khấu hơn nữa, để làm sao cho sau khi thế hệ các nghệ sĩ lớn tuổi, NSND nghỉ hưu sẽ có một thế hệ trẻ có thể nối tiếp được sự nghiệp sân khấu dân tộc này”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11