Tín hiệu tích cực từ cơ sở
Nâng cao vị thế Công đoàn khối giáo dục - đào tạo | |
Nhiều hoạt động vì lợi ích đoàn viên, nhà giáo |
Đan Phượng là một ví dụ điển hình. Theo Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Thủy, nhìn chung sau tiếp nhận chuyển giao, mối quan hệ giữa chuyên môn nhà trường và Công đoàn trường vẫn được duy trì, củng cố, giữ vững các nguyên tắc phối kết hợp, tạo sự thống nhất chung trong nhận thức và hành động.
Ảnh: BT |
Trong quá trình thực hiện, công đoàn các trường luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của ban giám hiệu nhà trường qua đó phát huy tốt vai trò đại diện của tổ chức công đoàn, tạo hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong các nhà trường. Để đạt được thành tích này, ngay từ đầu năm học công đoàn cơ sở (CĐCS) các trường đã nhanh chóng bắt nhịp với hoạt động của hệ thống công đoàn huyện, phối hợp tích cực với chuyên môn triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018.
Dần dần từng bước đổi mới, chủ động chỉ đạo tổ chức các phong trào, các hoạt động công đoàn đảm bảo phù hợp với điều kiện của đơn vị. Qua đó, chú trọng thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên.
Năm học vừa qua, CĐCS các trường học cũng đã chủ động thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, của LĐLĐ huyện, của các phòng, ban, ngành huyện phát động.
Nhiều hoạt động công đoàn phối hợp triển khai có chất lượng và hiệu quả như: Công tác tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức thành công “Ngày hội văn hóa - Thể thao”, tham gia thi đua dạy tốt, học tốt, sáng kiến, sáng tạo; các phong trào hoạt động ủng hộ các hoạt động xã hội. Quan tâm triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ cấp cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ các quỹ nhân đạo, từ thiện...
Còn tại huyện Hoài Đức, thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn, ngay từ đầu năm, các cấp công đoàn huyện đã tích cực giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định đối với CBGV, NV kiến nghị với chính quyền giải quyết các chế độ như khen thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích cán bộ giáo viên, nhân viên đã được quy định trong quy chế của đơn vị.
Trên thực tế, không thể phủ nhận hoàn toàn những hiệu quả hoạt động của công đoàn giáo dục cấp quận, huyện nhưng trên thực tế, LĐLĐ quận, huyện có thể đảm nhận được công tác quản lý này mà không cần đến một cấp trung gian giữa công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS.
Từ thực tế hoạt động công đoàn các trường học năm học vừa qua cho thấy nhiều sự hợp lý hơn trước. Đơn cử như công tác tổ chức cán bộ, số lượng ủy viên Ban Chấp hành giảm 08 ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra giảm 03 ủy viên; công tác hội họp của ban chấp hành và ủy ban kiểm cũng giảm đi gần 1/2 số cuộc họp. Như vậy, thời gian hội họp sẽ được chuyển thành đi cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở trong hoạt động.
Bên cạnh đó, sau khi điều chuyển về trực tiếp LĐLĐ quận, huyện quản lý sự chỉ đạo công việc từ huyện đến cơ sở nhanh, vì không phải qua khâu trung gian như trước đây là Công đoàn Giáo dục và ngược lại thông tin từ cơ sở phản hồi về LĐLĐ huyện nhanh, rất kịp thời, tạo thuận lợi cho hoạt động chuyên môn của Công đoàn.
Đặc biệt, với đặc thù của các nhà trường thường có tới 94% đoàn viên là nữ thì công tác nữ công đảm bảo xứng đáng với danh hiệu “giỏi việc trường - đảm việc nhà” là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo thực hiện tốt yếu tố này, theo phân công, một đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ cấp quận, huyện sẽ vừa kiêm nhiệm chủ tịch Câu lạc bộ nữ công và Chủ tịch Công đoàn khối giáo dục.
Việc làm này vừa giúp phối hợp nắm bắt, lắng nghe, xin ý kiến đoàn viên, giáo viên, nhân viên trường học đề xuất các chế độ chính sách, thông qua đó xây dựng cơ chế một đầu mối tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên, tham mưu giải đáp các chế độ, chính sách trong các hội nghị đối thoại, tiếp xúc giữa lãnh đạo huyện với cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành.
Như vậy, với những ưu điểm nêu trên, chúng ta khẳng định rằng việc sắp xếp lại Công đoàn Giáo dục cấp huyện là hoàn toàn hợp lý, nó vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm kinh phí, nhưng chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, khẳng định được vị thế, vai trò của Công đoàn trong CNVCLĐ và ngoài xã hội.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50