Tìm lại một “Lặng lẽ Sa Pa”

(LĐTĐ) Với tôi, Sa Pa là mảnh đất tâm tình gây thương nhớ, gắn bó với tôi từ thuở còn chập chững những bước đi đầu tiên. Trong ký ức tôi là một Sa Pa nép mình trong những kẽ lá, mái nhà thờ lấp ló ẩn hiện trong mây, những thửa ruộng bậc thang cứ xếp tầng tầng, lớp lớp từ chân núi chạy lên đến tận chân mây. Hay, những người phụ nữ H’mông thêu thùa bên góc chợ, cô gái Tày ngồi bóc măng tre, chú ngựa nhỏ chùng chân nơi bãi cỏ lúc chiều đã buông, nắng đã tắt cuối ngày.
tim lai mot lang le sapa Y Tý - miền thiên đường trên mặt đất
tim lai mot lang le sapa Xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa

Vậy mà giờ đây Sa Pa chẳng còn như xưa. Sa Pa xô bồ và thương mại hóa đi nhiều, Sa Pa chẳng còn “tình” như trước nữa. Và thật khó để tìm lại cái cảm giác “lặng lẽ Sa Pa” thuở nào. Sa Pa đông đúc, chỉ nghe tiếng gọi nhau thôi đã đủ thấy đau đầu. Từ nhà thờ đá nhìn xuống quảng trường lộng gió, đôi lúc tôi thấy mình như đang lạc vào giữa một vùng đất mới hỗn độn bởi âm thanh, ánh sáng và những bóng người đang nhấp nhô.

Khi mà mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn của tôi đã thay đổi đi nhiều, cái ồn ào phố thị càng lấn át cái êm đềm, thơ mộng của một Sa Pa lặng lẽ nép mình trong mây, càng thôi thúc tôi tìm về với Sa Pa một thuở, Sa Pa của miền ký ức xa xôi. Dẫu cho giờ đây những đồi nương phủ ngọt sắc vàng của lúa chín đã bị thay thế bởi những công trình xây dựng đồ sộ, nguy nga, diễm lệ… thì tôi vẫn muốn trở về với Sa Pa. Về núi, về rừng, về với những đồng bào dân tộc thiểu số, những người như ruột thịt, như về với chính gia đình mình.

tim lai mot lang le sapa

Với tôi, Sa Pa nhỏ bé như lòng bàn tay vậy. Một buổi tối rảo bước khắp các con phố cũng chưa hết một tiếng đồng hồ, nhưng phố nhỏ êm đềm ấy đâu phải dễ lướt qua bằng vài bước chân vội vã, mà cần phải chậm lại để kiếm tìmnhững góc nhỏ rất lặng lẽ, rất đời thường. Sa Pa tình tứ và lãng mạn như tiếng sáo ngân nga gọi bạn, bất chợt nhớ đến hình ảnh ông cụ ngồi bán sáo trúc trước cửa nhà thờ đá, nơi tôi cứ ngẩn ngơ đứng nghe mỗi khi trở về từ lớp học thêm.

Mỗi lần về Sa Pa, tôi thường chẳng đi đâu nhiều, chỉ loanh quanh trong phố, chậm rãi ngắm nhìn hay thủ thỉ một vài câu chuyện với những người quen trên phố những khi cùng rảo bước. Hay khi những khi trời nhẹ, có nắng thì tìm về những bản làng nằm xa trung tâm thị trấn. Ở đó, chỉ cần đi dạo thôi cũng đủ thấy khoan khoái, rồi hít đầy phổi cái bầu không khí trong lành của đất, của trời. Xế chiều thì ra quảng trường xem bọn trẻ đá bóng, chơi cầu. Sa Pa có lẽ vì thế mà nhẹ nhàng, bồng bềnh tựa như một làn mây bay ngang qua khung cửa sổbuổi sớm mai.

Sa Pa ban ngày đã vô cùng rực rỡ bởi cảnh sắc thiên nhiên, nhưng khi màn đêm buông xuống thì lại càng lung linh, quyến rũ hơn. Dọc theo các con dốc thoai thoải giữa thị trấn, dưới ánh sáng mờ ảo phát ra từ những cột đèn đường, bóng dáng những người phụ nữ dân tộc vẫn cặm cụi ngồi thêu thùa lại trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Sa Pa cũng vì thế mà lặng lẽ hơn trong cái dáng của những bà, những chị đang miệt mài trong từng mũi thêu, hay trong cái thoăn thắt, nhịp nhàng của những đôi bàn tay xe sợi. Họ cần mẫn làm việc, dẫu xung quanh có bao đổi thay, có diễn ra những gì trước mặt, họ cũng không bận lòng, đôi khi chỉ nhoẻn miệng cười mỗi lần có người hỏi đến.

tim lai mot lang le sapa

Sa Pa dịu dàng trong ước mơ giản dị mà chân thành của những người phụ nữ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc do chính tay mình vun vén. Ở họ, luôn tìm thấy nụ cười hồn nhiên, tinh thần lạc quan, tin yêu vào cuộc sống. Họ dường như không bận tâm nhiều về những vất vả, nhọc nhằn vẫn theo chân mình trên mỗi bước đi. Đó cũng chính là cái đặc biệt của Sa Pa mà không phải ở đâu cũng có thể tìm được.

Dù ở bất cứ đâu, hay trong thời đại nào, những người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Với những người phụ nữ dân tộc sinh sống ở các bản làng vùng cao thì điều này càng thể hiện rõ nét. Vẻ đẹp của họ không chỉ ở gương mặt, vóc dáng, bộ trang phục truyền thống mà còn toát lên từ trong lao động, trong đời thường. Ở những nơi khó khăn, nhất là vùng cao, những người phụ nữ ngày ngày đối mặt với bao vất vả, lo toan của cuộc sống.

Vẻ đẹp ấy theo họ trên từng bước chân nhọc nhằn vượt đường đồi núi lên rừng lấy củi, lên nương trồng ngô, xuống ruộng cấy lúa hay những vệt mồ hôi lăn dài trên đôi má ửng hồng trong bộn bề công việc. Đôi lúc cũng thật đơn giản trong từng đường kim, mũi chỉ trên bộ trang phục của những người thân trong gia đình và trong cả những hàng hóa đem ra chợ bán. Những mặt hàng đều được thêu thùa hoặc dệt thủ công, từ chính những đôi bàn tay tuy thô ráp mà khéo léo. Họ tranh thủ, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để làm ra sản phẩm chất lượng, làm cho “quầy hàng” lúc nào cũng rực rỡ, đủ màu sắc từ những nếp váy thổ cẩm.

Ngay cả khi chợ đã tan thì những người phụ nữ này vẫn tiếp tục công việc thầm lặng của mình. Chợ đêm Sa Pa mở vào tối thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần nên hầu như sau khi buổi tối thứ Sáu kết thúc, họ sẽ ngủ lại trên các vỉa hè, trước cửa các hàng tạp hóa, vừa tiết kiệm thời gian đi lại, vừa tranh thủ chuẩn bị hàng thổ cẩm cho ngày hôm sau.

Sa Pa huyền diệu bởi sự yên tĩnh của núi rừng, của phố xá trong những ngày thường, đôi khi cảm nhận được cả tiếng hót của một chú chim nào đấy tận lưng chừng vách núi xa xăm. Cái mát rượi của hơi sương hòa trong không khí vốn đã trong trẻo của cái thị trấn bé nhỏ miền sơn cước.

Sa Pa mờ ảo, êm đềm trong cơn gió nhẹ thoảng qua, những đám mây dạt từ đỉnh núi về trung tâm thị trấn, phủ kín tháp chuông nhà thờ, len lỏi qua từng tán cây thông, rồi phảng phất nơi mặt hồ trước khi mất hút sau những lùm tre. Sau mỗi cơn gió nhẹ như thế, ánh nắng lại trở nên óng vàng, lấp lánh hơn trên nền sân lát đá nơi quảng trường. Còn một Sa Pa nữa lúc nào cũng hiện hữu trong tôi, Sa Pa của nỗi nhớ, cái nhớ nhà, nhớ người thân hòa trong cái khát khao, thèm muốn được trở về, để tắm mình trong làn sương mát rượi ấy. Để rồi được thấy lại một tôi của thời thơ ấu, của ngày xưa mà đâu đó trong tâm tưởng, trong cả những giấc mơ vẫn muốn tìm về.

Cứ thế, mỗi lần trở về Sa Pa tôi đều có thêm trong mình một câu chuyện, một tấm hình về những đồng bào đang sinh sống ở quê hương. Tôi sợ rằng khi thời gian trôi đi, nhịp sống trở nên hối hả hơn, tôi sẽ rất khó để tìm lại những hình ảnh, câu chuyện ấy nữa. Những gì có được về Sa Pa, tôi nhất định sẽ lưu giữ thật kỹ trong ký ức của mình. Vậy là cuối cùng tôi cũng tìm lại được một Sa Pa lặng lẽ theo cách riêng của mình, sau nàycó dịp trở về, tôi cũng sẽ tiếp tục tìm về một Sa Pa như thế.

Nguyệt Ánh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động