Tiếp tục hoàn thiện thể chế về lao động, việc làm
Tạo đột phá trong truy cứu nguồn gốc sản phẩm | |
Giải pháp giúp các doanh nghiệp sản xuất bắt kịp với tốc độ chuyển đổi số | |
Không thể hững hờ |
Tăng nhu cầu lao động có kỹ thuật
Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, năm 2018, tuy gặp nhiều khó khăn, biến động, song thị trường lao động trong và ngoài nước vẫn có nhiều khởi sắc. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 131,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 3,5% so với năm 2017; các Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước đã tổ chức 1.211 phiên giao dịch việc làm, trực tiếp hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho 2,969 triệu lượt lao động.
Lao động có kỹ năng và trình độ ngày càng được chú trọng |
Tỷ lệ thất nghiệp chung và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị được duy trì ở mức thấp, lần lượt là 1,99% và 2,95%... Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ, tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định như lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp.
Về cơ bản, Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế.
Cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong các nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, khu vực làm công ăn lương phát triển chậm; tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá cao...
Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội; mở rộng phạm vi bao phủ của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động sang khu vực phi chính thức; gắn đào tạo với việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tạo bước đột phá trong giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong kết nối cung-cầu lao động; thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm, nhất là đối với các đối tượng yếu thế... |
Tại cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề "Lao động, việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0," do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm Lê Quang Trung nêu rõ với sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế, năm 2019 kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao.
Thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng lao động giản đơn sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao, chất lượng lao động được nâng cao.
Xét theo các nhóm nghề nghiệp, lao động giản đơn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 26,5%, tiếp đến là nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật chiếm 31,62%, thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị chiếm 12,42%, thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật chiếm 12,47%...
Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2018 cho thấy kế hoạch tuyển dụng năm 2019 của các doanh nghiệp tiếp tục có sự gia tăng, trong đó cao nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về lao động
Trong bối cảnh đang có những xu hướng thay đổi mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, xu hướng sản xuất, thương mại với các chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng biến đối khí hậu,….thì việc phát triển thị trường lao động, tổ chức kết nối cung – cầu lao động, gắn kết đào tạo với thị trường lao động là hết sức cần thiết và đã được khẳng định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/06/2017 của Ban chấp hành Trung ương: “ Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề.
Có cơ chế, chính sách để định hướng dịch chuyển lao động, phân bố hợp lý lao động theo vùng; lao động di cư và gia đình được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức dịch vụ tư vấn việc làm theo quy định của pháp luật. Minh bạch thông tin thị trường lao động.”
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang diễn ra mạnh mẽ, có những tác động nhất định đến thị trường lao động Việt Nam. Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm Lê Quang Trung cho rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường lao động Việt Nam tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường; khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện.
Thị trường lao động được cải thiện như chất lượng cung lao động tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động tăng lên.
Ông Lê Quang Trung cho biết, thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội; mở rộng phạm vi bao phủ của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động sang khu vực phi chính thức; gắn đào tạo với việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tạo bước đột phá trong giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong kết nối cung-cầu lao động; thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm, nhất là đối với các đối tượng yếu thế...
Tại cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề "Lao động, việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0," do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm Lê Quang Trung nêu rõ với sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế, năm 2019 kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao. Thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng lao động giản đơn sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao, chất lượng lao động được nâng cao. Xét theo các nhóm nghề nghiệp, lao động giản đơn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 26,5%, tiếp đến là nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật chiếm 31,62%, thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị chiếm 12,42%, thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật chiếm 12,47%... Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2018 cho thấy kế hoạch tuyển dụng năm 2019 của các doanh nghiệp tiếp tục có sự gia tăng, trong đó cao nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. |
P.N.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”
Việc làm 07/11/2024 15:00