Việt Nam gia nhập Công ước số 88 và Công ước số 159 của ILO:

Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm

(LĐTĐ) Việc gia nhập và thực hiện hai Công ước sẽ góp phần thể hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, giúp tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm nói chung, thúc đẩy phát triển hệ thống dịch vụ việc làm theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm quyền lao động khả năng có và duy trì việc làm của người khuyết tật trong thị trường lao động.    
tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat ve lao dong viec lam Người tìm việc sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty quy mô lớn
tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat ve lao dong viec lam Sắp diễn ra Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy
tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat ve lao dong viec lam Quỹ Quốc gia về việc làm: Hiệu quả từ những đồng vốn vay

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tổ chức Lễ công bố việc Việt Nam gia nhập Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm và Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật của ILO.

Tại buổi lễ, các chuyên gia của ILO đã giới thiệu về nội dung chính của Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm và Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật. Các đại biểu tập trung thảo luận báo cáo rà soát pháp luật Việt Nam với quy định về tổ chức dịch vụ việc làm của hai Công ước; báo cáo đánh giá hệ thống dịch vu việc làm công của Việt Nam và dự kiến kế hoạch triển khai thực hiện các Công ước này.

tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat ve lao dong viec lam
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi lễ

Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Chang- Hee Lee cho biết, Công ước số 88 với mục đích kết nối cung cầu lao động, giúp người sử dụng lao động tìm kiếm các ứng viên tiềm năng, người lao động; người khuyết tật có cơ hội tìm kiếm việc làm. Việc gia nhập công ước sẽ thúc đẩy việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả tại Việt Nam.

Việc gia nhập Công ước số 159 của ILO góp phần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và thể thế của thị trường lao động Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế trong thị trường lao động, khẳng định và triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với người khuyết tật.

Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Chang- Hee Lee khẳng định, việc gia nhập hai Công ước số 88 và 159 của ILO thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển thị trường lao động hài hòa, công bằng cho tất cả mọi người, phù hợp với bối cảnh hiện nay của Việt Nam. ILO cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong việc triển khai và thực hiện hai công ước nêu trên.

tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat ve lao dong viec lam
Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Chang- Hee Lee phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà khẳng định sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về lao động mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhất quán thực hiện trong suốt hơn 30 năm đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh và hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình trong việc tiếp tục gia nhập và thực hiện các tiêu chuẩn lao động của ILO thông qua nhiều văn kiện, kế hoạch, chương trình hành động quốc gia, của các ngành và các địa phương.

Theo Kế hoạch thực hiện và đề xuất gia nhập các công ước của ILO, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình Chính phủ, báo cáo Chủ tịch nước để thông qua việc gia nhập hai Công ước của ILO. Việt Nam chính thức gia nhập Công ước số 88 về Tổ chức dịch vụ việc làm vào ngày 23/01/2019 và Công ước số 159 về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật vào ngày 25/3/2019.

Hai Công ước sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ 1 năm sau ngày chính thức gia nhập. Việc gia nhập và thực hiện hai Công ước sẽ góp phần thể hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, giúp tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm nói chung, thúc đẩy phát triển hệ thống dịch vụ việc làm theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm quyền lao động khả năng có và duy trì việc làm của người khuyết tật trong thị trường lao động.

Trong thời gian tới, nhằm đảm bảo việc thực thi hai Công ước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số hoạt động cụ thể mà trước hết là cần tuyên truyền, phổ biến các quy định của hai Công ước đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

tiep tuc hoan thien chinh sach phap luat ve lao dong viec lam
Toàn cảnh lễ công bố

Cùng đó, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan để giám sát việc triển khai thực hiện hai Công ước trên thực tế; hình thành và cập nhật cơ sở dữ liệu về người khuyết tật thông qua hệ thống từ cơ sở đến Trung ương của các ngành hoặc thông qua phân tích số liệu từ các cuộc Tổng điều tra dân số, các cuộc khảo sát của Tổng cục Thống kê.

Các địa phương cần từng bước tổ chức lại hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, bảo đảm sự tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương và kết nối giữa các địa phương, ngành, đánh giá định kỳ chất lượng các trung tâm dịch vụ việc làm, hướng nghiệp, đào tạo nghề, tuyển dụng cho người lao động, đặc biệt cho người lao động là người khuyết tật.

Các địa phương cũng cần có cơ chế tạo nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của thị trường lao động chủ động và sáng tạo; đăng ký và chi trả bảo hiểm thất nghiệp, duy trì và phát triển sàn giao dịch việc làm đồng thời cần có lộ trình cải tạo các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng và có sự điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc phù hợp với đặc điểm thể chất, tinh thần của người khuyết tật, bao gồm cả nguồn lực từ Nhà nước, cùng với sự tham gia của các nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân.

Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách về dịch vụ việc làm, dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật, nơi có sử dụng lao động là khuyết tật. Cần có sự liên thông của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở trợ giúp xã hội thì mới bảo đảm hỗ trợ một cách hiệu quả cho người khuyết tật….

Công ước số 88 của ILO về tổ chức dịch vụ việc làm là công ước kỹ thuật của ILO về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của hệ thống dịch vụ việc làm công, được Hội nghị Lao động Quốc tế của ILO thông qua ngày 9/7/1948 có hiệu lực từ ngày 10/8/1950. Tính đến tháng 8/2018, trên thế giới có 91 quốc gia là thành viên của Công ước số 88. Việt Nam chính thức gia nhập gia nhập Công ước số 88 ngày 23/01/2019 và sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 23/01/2020. Công ước số 88 bao gồm 22 điều, trong đó có 12 điều về nôi dung. Các Điều 13 và Điều 14 là các quy định về việc áp dụng cho các lãnh thổ phi chính quốc; từ Điều 15 đến Điều 22 là các quy định về thủ tục. Nội dung của Công ước bao gồm 4 nội dung chủ yếu: Trách nhiệm của Chính phủ; Chức năng của dịch vụ việc làm công; Tổ chức của tổ chức dịch vụ việc làm công; Nhân sự của tổ chức dịch vụ việc làm.

Công ước số 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật là công ước kỹ thuật của ILO nhằm mục đích bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội và đối xử đối với tất cả mọi người khuyết tật, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, trong việc làm và trong sự hòa nhập cộng đồng. Công ước đưa ra các yêu cầu về phục hồi khả năng lao động và việc làm cho người khuyết tật, quy định việc điều chỉnh và đánh giá các tài liệu hướng dẫn nghề nghiệp, dạy nghề, bố trí việc làm và dịch vụ thất nghiệp cho người khuyết tật. Công ước số 159 đươc thông qua ngày 20/6/1983 tại Hôi nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế (ILC) lần thứ 69 tại Giơ ne vơ. Đến tháng 10/2018 đã có 83 quốc gia gia nhập Công ước thành viên của công ước số 159 ngày 25/3/2019 và sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 25/3/2020. Công ước số 159 bao gồm 17 điều, trong đó có 09 điều về nội dung. Các điều từ Điều 11 đến Điều 17 là các quy định về thủ tục. Nội dung của Công ước bao gồm nôi dung chủ yếu: Định nghĩa và phạm vi áp dụng; Trách nhiệm của Chính phủ và các nguyên tắc của chính sách về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm; Các biện pháp, hành động cần thiết để thực thi các chính sách về phục hồi chức năng lao động và việc làm cho người khuyêt tật; Đội ngũ làm công tác về phục hồi chức năng lao động và việc làm cho người khuyết tật.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

(LĐTĐ) Theo Cục thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024, Thành phố giải quyết việc làm cho 213.200 lao động, vượt 29,1% kế hoạch năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động