Thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội: Phát huy vai trò của công đoàn
Chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao vai trò của Công đoàn trong tranh tụng tại Tòa án | |
Nâng cao vai trò của Công đoàn sau cổ phần hóa | |
Tăng năng suất lao động: Không thể thiếu vai trò của công đoàn |
Đáp ứng nguyện vọng của CNVCLĐ
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết, trong những năm qua, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền được các cấp công đoàn Thủ đô xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Một cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động tại doanh nghiệp do LĐLĐ huyện Đan Phượng tiến hành. Ảnh minh họa |
Từ năm 2014, sau khi có hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam và kế hoạch của Thành ủy Hà Nội triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ chính trị (khoá XI) về việc ban hành Quy chế về giám sát phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội; LĐLĐ Thành phố đã ban hành văn bản hướng dẫn các cấp Công đoàn tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hai văn bản pháp lý này đến đoàn viên, CNVCLĐ và chỉ đạo công đoàn các cấp tăng cường chủ động giám sát những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.
Hoạt động giám sát của các cấp công đoàn Thủ đô được thể hiện trước hết thông qua phối hợp với các sở, ngành Thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến CNVCLĐ. Cụ thể, LĐLĐ Thành phố đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, Luật Công đoàn, BHXH, BHYT,BHTN, công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ và các chế độ chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ đồng thời chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với ngành chức năng cùng cấp tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.
Trong 5 năm qua, LĐLĐ Thành phố đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát tại 1.030 doanh nghiệp , truy thu được trên 450 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN; kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ phòng chống cháy nổ tại hơn 360 doanh nghiệp. LĐLĐ Thành phố cũng chủ trì tiến hành kiểm tra, giám sát tại 25 UBND quận, huyện, thị xã và 125 doanh nghiệp trên địa bàn về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật Lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động; giám sát việc thực hiện chính sách lao động nữ tại 98 doanh nghiệp đông lao động nữ.
Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng đã phối với chính quyền đồng cấp tiến hành kiểm tra, giám sát 5.617 doanh nghiệp về thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động, 8.665 cuộc về thực hiện chính sách đối với lao động nữ.
“Qua hoạt động kiểm tra giám sát của các cấp công đoàn đã phát hiện và kiến nghị các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh giải quyết khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc ký hợp đồng lao động, TƯLĐTT, nội quy lao động, xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, ATVSLĐ nhằm đảm bảo công tác thực thi pháp luật.
Trường hợp phát hiện những vi phạm nghiêm trọng, tổ chức Công đoàn đã kiên quyết đề nghị với các cơ quan chức năng xử lý giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đồng thời kiến nghị với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những chính sách pháp luật, nội quy, quy chế cho phù hợp với thực tiễn”- Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết.
Ngoài ra, hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn Thủ đô còn được thể hiện thông qua việc giải quyết đơn thư, tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động trên địa bàn thành phố và giám sát thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP và Nghị định 04/2015/NĐ-CP….
Đối với việc thực hiện phản biện xã hội, Phó Chủ tịch Lê Đình Hùng cho biết, trong giai đoạn 2013-2018, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã tích cực tham gia phản biện trong xây dựng, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức nghiên cứu, tham gia ý kiến xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; tham gia các hoạt động phản biện xã hội vào các văn bản dự thảo của HĐND, UBND các cấp triển khai thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, thi đua khen thưởng ở địa phương …
Các ý kiến, kiến nghị, đề xuất sau giám sát, phản biện của các cấp công đoàn luôn sát với thực tiễn đã được cấp ủy, chính quyền tiếp thu và chỉ đạo thực hiện, đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của CNVCLĐ.
Phải lựa chọn được nội dung thiết thực
Bên cạnh những kết quả đạt được, LĐLĐ Thành phố thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, Chính quyền của các cấp công đoàn Thủ đô trong những năm qua vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế.
Trong đó, việc lựa chọn nội dung giám sát và phản biện chưa phù hợp, còn lúng túng; chưa xây dựng được kế hoạch giám sát, phản biện hàng năm; kết quả giám sát và phản biện xã hội một số nơi chưa cao, ý kiến phản biện còn ít; một số nơi làm hình thức, thụ động; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; xuôi chiều, việc theo dõi đôn đốc thực hiện sau giám sát và phản biện có nơi làm chưa tốt.
Công tác giám sát của tổ chức công đoàn mới thực hiện tập trung chủ yếu ở cơ sở các cơ quan, doanh nghiệp; hoạt động giám sát đối với chính quyền và các cơ quan chuyên môn đồng cấp về thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương còn ít.
Công tác phản biện chủ yếu là tổng hợp các ý kiến tham gia của đoàn viên, CNVCLĐ vào các văn bản dự thảo khi có yêu cầu, nội dung phản biện chưa trúng, chưa phản ánh đúng được tâm tư nguyện vọng của người lao động, một số dự thảo văn bản chưa được lấy ý kiến phản biện rộng rãi từ cơ sở, nhiều nội dung phản biện chưa được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu…
Để hoạt động giám sát và phản biện xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đạt kết quả, mục đích đề ra, tại hội nghị Ban chấp hành LĐLĐ Thành phố khóa XVI, kỳ họp lần thứ 5 mở rộng được tổ chức mới đây, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn Thủ đô trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng.
Trước hết, đồng chí yêu cầu các cấp công đoàn cần đa dạng hóa hình thức giám sát, phản biện, góp ý của tổ chức Công đoàn, duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc, đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã.
Công đoàn các cấp cần tập trung lựa chọn, xác định nội dung giám sát thiết thực, ưu tiên những vấn đề nóng, bức xúc, liên quan đến việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, tiền thưởng, công tác ATVSLĐ, chất lượng bữa ăn ca, điều kiện làm việc, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Công đoàn cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, CNVCLĐ, từ đó giám sát, phản biện, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, tránh những bức xúc dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể. Ngoài ra, Công đoàn các cấp cần quan tâm tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cả đối tượng được giám sát và đội ngũ cán bộ công đoàn tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01