Thu hẹp quy mô lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn: Không thể nói bỏ là bỏ được | |
Nghiên cứu đưa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn về đúng giá trị gốc | |
Bộ Văn hóa yêu cầu chấn chỉnh lễ hội sau vụ “trâu chọi Đồ Sơn húc chủ nguy kịch” |
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Quốc gia. Bắt nguồn từ một tục lệ cổ xưa của người dân vùng đất Đồ Sơn, năm 1990, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được phục hồi và liên tục được tổ chức đến ngày hôm nay.
Quá trình phục hồi và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu đời sống tinh thần của người dân Đồ Sơn và Hải Phòng, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của Đồ Sơn nói riêng, Hải Phòng nói chung.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại tọa đàm. |
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều hiện tượng lễ hội được phục hồi khác trong thời gian vừa qua, việc tổ chức, quản lý lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Sự việc diễn ra gần đây nhất trong vòng loại chọi trâu ngày 11/7/2017 là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho không chỉ các nhà quản lý ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng, mà còn ở cả các địa phương khác và trên cả nước.
Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nhà quản lý đã đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Bên cạnh đó, thảo luận về những vấn đề đang tồn tại ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hiện nay như: Tình trạng thương mại hóa trong hoạt động tổ chức; giết mổ và bán thịt trâu chọi; cá độ, đánh bạc; sử dụng chất kích thích đối với trâu chọi; vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức lễ hội, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động tổ chức lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn và giải pháp cho các vấn đề trên.
Trước câu hỏi nên hay không nên tiếp tục tổ chức lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, 100% các ý kiến đều cho rằng cần phải duy trì bởi những giá trị văn hóa độc đáo của nó.
Kết luận tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trịnh Thị Thủy nhận định: “Đây là điều đáng mừng cho người dân Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Tuy nhiên, cơ quan quản lý địa phương cần có giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó đổi mới tổ chức và thu hẹp quy mô lễ hội chọi trâu”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05