Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn: Không thể nói bỏ là bỏ được
Nghiên cứu đưa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn về đúng giá trị gốc | |
Bộ Văn hóa yêu cầu chấn chỉnh lễ hội sau vụ “trâu chọi Đồ Sơn húc chủ nguy kịch” |
Lễ hội bị biến tướng
Cụ thể, sự việc xảy ra vào trưa ngày 1/7 tại vòng loại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017. Khi vừa được dắt vào sới thì bất ngờ một trâu chọi đột ngột lao vào tấn công chủ nhân của đối thủ. Không đuổi kịp, trâu chọi này tiếp tục quay lại tấn công chủ mình.
Người này bị trâu húc nhiều lần, hất tung lên và đâm xuyên đùi trái. Sau khi được sơ cứu, nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp.Tuy nhiên vào chiều tối cùng ngày nạn nhân đã không qua khỏi.
Ảnh minh họa. |
Ngay sau khi tai nạn hi hữu xảy ra, chiều cùng ngày Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng về việc báo cáo công tác tổ chức.
Cụ thể, Cục này yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng kiểm tra, rà soát công tác lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong lễ hội. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn cũng đã có văn bản báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dừng 2 trận đấu còn lại của vòng loại để tập trung giải quyết vụ việc.
Theo Ban Tổ chức, lễ hội Chọi trâu quận Đồ Sơn đã được khôi phục từ năm 1990, năm 2012 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được phép tổ chức hàng năm (Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/1012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Qua 27 năm khôi phục và tổ chức, lễ hội luôn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách. Sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua, Ban tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khẳng định là tai nạn hi hữu, là sự cố bất ngờ, ngoài ý muốn.
Thế nhưng không thể phủ nhận, thời gian gần đây, lễ hội truyền thống trong đó lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn ngày càng biến tướng đi. Đặc biệt, sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì lễ hội này càng thu hút người dân tham gia dẫn đến nhiều tệ nạn tiêu cực xung quanh. Ví như, cá độ trâu chọi, bán thịt trâu chọi giá cao… Trong cuộc thi, để trâu của mình chiến thắng, người ta có thể vót nhọn sừng trâu, thậm chí có ý kiến còn cho rằng người ta đã cho trâu sử dụng thuốc kích thích để hung hăng hơn…
Không vì một vai diễn chưa hay mà bỏ đi một đêm kịch
Ngoài lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, trên cả nước có rất nhiều lễ hội truyền thống tương tự như Bắc Ninh có lễ hội chém lợn, Quảng Nam có lễ hội đâm trâu, Bắc Hà có lễ hội đua ngựa…Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nếu lễ hội kém vui, lễ hội nhiều lộn xộn, đã xảy ra bất trắc thương tâm, lễ hội chưa đáp ứng kỳ vọng thì cần lắng nghe ý kiến đóng góp để rút kinh nghiệm mà thực hành lễ hội cho tốt hơn.
Những giá trị cốt lõi đã tồn tại lâu dài trong lễ hội, những gì đáng bảo lưu và phát triển cho phù hợp với hôm nay và với lí tưởng nhân văn như chân, thiện mỹ thì vẫn cần được bảo tồn, phát huy. “Bạo lực nhất là người “chọi” người. Trâu chọi trâu, gà chọi gà, chim chọi chim, cá chọi cá... thì mức độ bạo lực không thể bằng quyền Anh, các môn võ đối kháng.Vấn đề là nếu làm chưa tốt thì phải làm cho tốt hơn. Không phải vì một bức tranh chưa đẹp, phản cảm mà bỏ đi một triển lãm, một vai diễn chưa hay mà bỏ đi một đêm kịch” – nhà nghiên cứu cho hay.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, việc xảy ra ở lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là một bi kịch, chúng ta đều đau buồn. Trước mất mát đó, việc tạm dừng mùa năm nay là đúng đắn. Còn với một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chúng ta không thể nói bỏ là bỏ được. Các lễ hội đã được công nhận di sản văn hóa đều có truyền thống lâu dài và bất kỳ thời điểm nào của nó cũng có điều hay điều dở.
“Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Ngày xưa cái quần cái áo vài năm mới có một, quan trọng thế mà sau mỗi mùa lễ hội tả tơi thì xót xa vô cùng, nhưng vẫn đi. Chèo đua về, cả tuần nằm liệt, bón cháo húp canh, đến hội lại chèo... Lễ hội thời nào cũng có điều này điều nọ, nhưng bây giờ đang trong thời điểm gay gắt, dễ bùng phát, có thể nói là nhạy cảm hơn, quyết liệt hơn.
Hy vọng hiện tượng này chóng qua, xã hội cân bằng trở lại. Muốn như thế thì có nhiều điều cần làm với trách nhiệm xã hội cao: Thấu hiểu hơn nữa, hướng thiện hơn nữa, phục vụ đại chúng hơn nữa, chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, phát triển, quảng bá, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cần quán triệt hơn nữa.
Đừng để mục tiêu kinh tế, mục tiêu thương mại hóa lấn át giá trị đạo đức, giá trị nhân văn trong thực hành lễ hội…” – Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nhận định.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51