Thông xe cầu Nhật Tân, khánh thành Nhà ga T2 cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài

Sáng nay (4/1) Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân Tp Hà Nội đã tổ chức Lễ khánh thành thông xe công trình cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân-sân bay Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) và Nhà ga T2 cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Bí Thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng nhiều đồng chí lãnh đạo đại diện cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ các Bộ ban ngành của Trung ương và Hà Nội đã tham dự.

Cầu Nhật Tân đã chính thức thông xe đi vào khai thác

56377

Về phía Nhật Bản có ngài Akihiro- Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sơ hạ tầng Giao thông và Du lịch; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN; Đại diện tổ chức Jica, Ngân hàng ADB cùng đại diện nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế thi công... 

Cầu Nhật Tân, tốp 3 cây cầu dây văng nhiều nhịp nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng nhiều đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội, Chính phủ. Bộ trưởng Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản Akihiro đã tham gia cắt băng khánh thành dự án cầu Nhật Tân và đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Cầu Nhật Tân là một trong ba cây cầu có số nhịp dây văng lớn nhất thế giới, được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản. Thiết kế của cầu mang ý nghĩa rất lớn, với 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, giống như 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân. Cầu Nhật Tân còn thể hiện tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Cầu Nhật Tân còn có tên là cầu hữu nghị Việt- Nhật

56424

Theo quy hoạch tổng thể của TP Hà Nội đến 2020 và tầm nhìn 2050, cầu Nhật Tân là công trình giao thông có vai trò quan trọng với Thủ đô và khu vực lân cận. Mục đích xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu là hoàn thiện tuyến vành đai 2 của TP Hà Nội, cùng với đường nối sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân kết nối nội thành đến sân bay quốc tế Nội Bài và lên các tỉnh phía Bắc, đảm bảo các yêu cầu về giao thông vận tải phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trong vùng, đồng thời sẽ phục vụ phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư trong trung tâm thành phố, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, du lịch của Thủ đô.

Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ Yên Nhật, tương đương 13.626,365 tỷ VNĐ. Tổng chiều dài của dự án là 8.930m, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755,0m với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m, kết cấu nhịp dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép trên nền móng vòng vây cọc ống thép (SPSP). Phần cầu dẫn là cầu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực và cầu dầm Super - T. Phần đường dẫn có tổng chiều dài 5.170m.

Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng, dù gặp không ít khó khăn, phức tạp về mặt kỹ thuật, điều kiện thi công, cũng như công tác GPMB, nhưng bằng lòng quyết tâm và sáng tạo không ngừng, các đơn vị đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, đưa dự án về đích đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân - Nội Bài ( đường Võ Nguyên Giáp)

56425

 Dự án có 3 nút giao, trong đó nút giao Vĩnh Ngọc là nút giao hoa thị hoàn chỉnh giữa tuyến cầu Nhật Tân và QL5 kéo dài. Cầu chính Nhật Tân là một trong số rất ít cầudây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như: công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép, đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép (SPSP).

Cầu Nhật Tân được thiết kế mang nhiều ý nghĩa, năm trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô chào đón bạn bè trong nước và quốc tế tới Thủ đô Hà Nội, đó cũng là hình ảnh tượng trưng cho 5 cánh hoa đào thắm tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Cùng với cầu Nhật Tân, Dự án đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân (tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng, chiều dài tuyến 12,1km) cũng được chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng ngay trong ngày hôm nay (4/1). UBND Tp Hà Nội đã quyết định đặt tên con đường hiện đại và quan trọng này là đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: "Cùng với xây dựng cầu và tuyến đường, Hà Nội đã lập quy hoạch chi tiết dọc 2 bên tuyến đường. Tại đây, có một số công trình lớn đã được qui hoạch như đầu mối trung chuyển hàng hóa phục vụ thương mại quốc tế trong và ngoài nước; Công viên Kim Quy rộng 80 ha, gắn liền với thành Cổ Loa và sự tích thần Kim Quy. Trên tuyến đường nối cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài cũng sẽ thiết kế biểu tượng búp sen biểu trưng cho bản sắc Việt Nam. Tại khu vực xung quanh trục dự án này sẽ qui hoạch một khu đô thị hiện đại với những tòa nhà cao ốc, trung tâm tài chính – thương mại tầm cỡ quốc tế.

Nghi lễ cắt băng khánh thành

56428

Phát lệnh khánh thành cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với sân bay quốc tế Nội Bài, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải bày tỏ sự vui mừng khi được dự Lễ khánh thành dự án biểu trưng cho tình hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. “Dự án cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân – Nội Bài có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối trung tâm thủ đô với sân bay Nội Bài, cũng là kết nối tuyến Nhật Tân - Nội Bài với tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, giảm bớt lượng giao thông trên tuyến đường này, đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển sân bay Nội Bài; Hoàn thiện đường trục chính của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Thủ đô, tạo hình ảnh Thủ đô văn minh, hiện đại”, Phó Thủ tướng cho biết.

Cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam và cũng là 1 trong 3 cầu trên thế giới có 5 nhịp cầu dây văng liên tục, được thiết kế với ý tưởng là hình dáng của cây đào Nhật Tân đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân Thủ đô Hà Nội. 

Nhà ga T2 Nội Bài - Cửa ngõ giao thương quan trọng của Thủ đô

Hãy để Nhà ga T2 Nội Bài kể cho chúng ta nghe câu chuyện về tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-  Nhật Bản. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và cả nước, đưa Việt Nam đến với thế giới và thế giới đến với Việt Nam, phát biểu tại lễ cắt băng khánh thành Nhà ga T2 cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài sáng nay, ông Akihiro, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sơ hạ tầng Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã nói như thế.

Đường lên Nhà ga T2 nhìn từ trên cao

56432

56427

Nhà ga T2 Nội Bài với diện tích sàn 139.216 m2 đã trở thành nhà ga hàng không lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Nhà ga T2 Nội Bài gồm 4 tầng (không kể tầng hầm phục vụ kỹ thuật). Trong đó, tầng 1 dành cho hành khách đến quốc tế; Tầng 2dành cho hành khách đi (nối chuyến) và đến quốc tế; Tầng 3 dành cho hành khách đi quốc tế; Tầng 4là phòng chờ hạng thương gia và khu dịch vụ thương mại.

Với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, nhà ga hành khách T2 Nội Bài có công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh. Công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030). Theo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (chủ đầu tư dự án), nhà ga T2 Nội Bài được trang bị hệ thống xử lý hành lý hiện đại mà nhiều sân bay trên thế giới chưa có.

Nằm trong khu ga T2, khu hành khách VIP A cũng được khánh thành hôm nay. Khu hành khách VIP A được xây dựng nhằm phục vục việc đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, các Phó Thủ tướng: Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng các khách mời cắt băng khánh thành Nhà ga hành khách T2 Nội Bài.

56429

Theo ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam: "Việc khánh thành và đưa vào khai thác cùng lúc 2 công trình lớn tại Cảng HKQT Nội Bài (Nhà ga hành khách T2 và Nhà khách VIP) có ý nghĩa rất quan trọng, tạo vị thế và bước phát triển mới cho Cảng HKQT Nội Bài. Các công trình Nhà ga hành khách quốc tế T2, Nhà ga quốc nội T1 và Nhà khách VIP – Cảng HKQT Nội Bài kết nối với hệ thống đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh".

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, quy trình quản lý và vận hành tiên tiến, Cảng HKQT Nội Bài sẽ không còn quá tải, tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ và tiện nghi cao cấp, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an ninh an toàn, đảm bảo sự trang trọng khi đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước và các đoàn ngoại giao quốc tế đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế.

Nhà ga T 2 cảng Hàng không quốc tế Nội Bài

56430

Cảng HKQT Nội Bài là Cảng hàng không lớn thứ hai của Việt Nam với 36 hãng hàng không trong nước và quốc tế đang hoạt động, bình quân 340 chuyến bay mỗi ngày. Năm 2014, sản lượng hành khách thông qua Cảng HKQT Nội Bài đạt khoảng 14 triệu lượt hành khách, vận chuyển trên 355.000 tấn hàng hoá. 

Nhà ga hành khách T2 có 4 tầng với 96 quầy làm thủ tục và 10 kios check-in tự động cho khách, các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thông tin du lịch, bưu điện, bách hóa, lưu niệm, ăn uống giải khát, quầy vé giờ chót, dịch vụ khách thương gia, phòng y tế...

Với 3 dự án lớn, quan trọng này, Hà Nội sẽ có bước phát triển đột phá về năng lực giao thông, tạo nên diện mạo mới, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại đúng với quy hoạch đã phê duyệt đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Thu Hương

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động