Thiết thực chăm lo đời sống người lao động
Tổ chức Hội nghị người lao động năm 2017 | |
CĐ Dệt May Việt Nam: Trên 81 ngàn đoàn viên được đào tạo nghề |
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, quý I/2017, mặc dù một số doanh nghiệp trong ngành đã chủ động được đơn hàng, đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống CNVCLĐ.
Trước tình hình này, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã tập trung chỉ đạo CĐCS thực hiện tốt chức năng chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động, đặc biệt là quan tâm thực hiện chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác đối với người lao động.
Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội Đinh Văn Viện chúc Tết và lì xì cho con CNLĐ tại buổi đưa công nhân về quê ăn Tết Đinh Dậu. |
Cụ thể, trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu, Công đoàn ngành đã trích kinh phí hoạt động trao 70 suất quà, đề nghị LĐLĐ thành phố hỗ trợ 20 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 500.000đ.
Công đoàn ngành cũng đã tổ chức các chuyến xe đưa 108 CNLĐ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về quê đón tết và phối hợp với Công đoàn Viên chức Thành phố hỗ trợ 145 vé xe cho CNLĐ Công ty cổ phần dệt 10/10.
Với những hoạt động thiết thực chăm lo, bảo vệ người lao động của Công đoàn ngành, trong quý I/2017, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngành Dệt- May Hà Nội tương đối bình ổn, không xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãn công. |
Thực hiện chỉ đạo của Công đoàn ngành, các CĐCS cũng đã tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động bằng các việc làm cụ thể như: tổ chức thăm hỏi tặng quà gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mua vé xe cho CNVCLĐ ở xa về quê ăn Tết, thưởng tháng lương thứ 13, trợ cấp, tặng quà Tết và tổ chức các hoạt động đón xuân, vui Tết cho người lao động. 100% CNVCLĐ đều có tiền thưởng Tết, lương tháng 13, được thăm hỏi tặng quà Tết năm 2017.
Cùng với chỉ đạo các CĐCS quan tâm chăm lo tết Nguyên đán cho người lao động, trong quý I/2017, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội còn xây dựng văn bản, triển khai tới 100% CĐCS, yêu cầu CĐCS phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng lương đảm bảo quy định của Chính phủ về lương tối thiểu, đồng thời thông báo công khai kế hoạch nâng lương của doanh nghiệp cho CNLĐ biết để yên tâm lao động sản xuất.
Ghi nhận của công đoàn ngành cho thấy, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp đã chủ động cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,3 triệu đồng/ người/ tháng.
Để giúp người lao động phát huy quyền dân chủ, trong quý I, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã tập trung chỉ đạo CĐCS phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt Hội nghị Cán bộ công chức, Hội nghị Người lao động năm 2017. Theo đánh giá của Công đoàn ngành, việc tổ chức Hội nghị đơn vị đều đảm bảo quy trình, nội dung.
Thông qua Hội nghị, người lao động đã được tham gia xây dựng nội quy, quy chế, TƯLĐTT, thực hiện ký kết TƯLĐTT; đề nghị sửa đổi, bổ sung điều khoản TƯLĐTT cho phù hợp với thực tế cơ sở đồng thời tham gia xây dựng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, định mức sản phẩm, thảo luận, đề xuất những sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như công tác tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện các điều khoản trong TƯLĐTT.
Với những hoạt động thiết thực chăm lo, bảo vệ người lao động của Công đoàn ngành, trong quý I/2017, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngành Dệt- May Hà Nội tương đối bình ổn, không xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãn công.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong quý II/2017, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo CĐCS quan tâm nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của CNVCLĐ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
Công đoàn ngành cũng sẽ chỉ đạo CĐCS kịp thời tham gia phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động giải quyết những đề xuất, kiến nghị của CNVCLĐ tại cơ sở không để xảy ra tranh chấp lao động tập thể và tập trung điều chỉnh thay đổi nội dung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tình hình chung.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động
Đời sống 11/12/2024 16:58