Tấm lòng "vàng" sẻ chia vì cộng đồng trong tâm dịch covid - 19
Người Hà Nội tương thân, tương ái trong mùa dịch | |
Tình người trong chống dịch |
“Dìu” nhau qua mùa dịch
Sáng sớm ngày 6/4, sau khi đã hoàn thành xong việc hỗ trợ 50 xuất bánh khúc cho các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm túc trực tại khu cách ly xóm chạy thận phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), bà Nguyễn Thị Lan lại tất bật chở gạo đến Trung tâm y tế phường phố Huế tiếp sức cho các y bác sĩ đang căng mình chống dịch tại đây.
Sau khi hoàn thành xong công việc buổi sáng, bà về nhà, lục lại danh sách những nơi đã từng liên hệ, rà soát trong trí nhớ những người có hoàn cảnh khó khăn mình biết và chuẩn bị 1 thêm nhiều phần quà để đến những nơi cần sự giúp đỡ trong mùa dịch này. Đáng chú ý, trong danh sách những người cần giúp đỡ, bà Lan dự định dành 50 triệu đồng tặng những người dân tại xóm chạy thận trên đường Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm).
Bà Lan chia sẻ: “Thường ngày cuộc sống của những người này đã vô cùng khó khăn, nay vì dịch bệnh mà không thể đi làm được, bệnh thì vẫn phải chữa. Do vậy, tôi đã chủ động liên hệ với cán bộ phường Đồng Tâm, với mong muốn sẽ tặng xóm chạy thận 50 triệu đồng trong thời gian sớm nhất, giúp đỡ họ vơi bớt phần nào khó khăn, có động lực để chữa bệnh. Đồng thời, kể từ ngày 6/4, tôi cũng sẽ hỗ trợ bữa sáng cho các đồng chí đang thực hiện công tác vận động, cách ly tại đây”.
Trước đó, bà Lan cũng đã tham gia hỗ trợ, ủng hộ cho 30 gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn tại phường Văn Miếu. Phần quà tặng đơn giản là những túi gạo, thực phẩm, một chút tiền chi tiêu hằng ngày. Những món quà tuy không có giá trị quá lớn về vật chất nhưng lại là một nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người dân trong giai đoạn khó khăn này.
“Trong thời điểm dịch bệnh, ai cũng gặp khó khăn, bản thân tôi và gia đình cũng gặp khó khăn khi đóng các cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, tôi vẫn sẵn sàng chung tay cùng người dân ủng hộ phòng chống dịch Covid-19. Không những ủng hộ 1 tháng, nếu đại dịch chưa được dập tắt, gia đình tôi sẵn sàng tiếp tục ủng hộ cán bộ chiến sĩ tham gia cách ly, người dân nghèo, người lao động trong những tháng tiếp theo”, bà Lan bày tỏ.
Giúp đỡ mọi người là giúp đỡ chính mình
Với phương châm giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình, khi đến đâu gặp hoàn cảnh khó khăn bà Lan cũng sẵn sàng giúp đỡ. Theo bà Lan, nhất là trong mùa dịch, những hộ khó khăn lại càng khó khăn, những người như thế rất dễ tổn thương và rất lo sợ.
Không chỉ tham gia từ thiện tại những điểm “nóng”, bà Lan cũng là một tấm gương có nhiều sáng kiến sáng tạo trong việc phòng chống dịch ngay tại nơi kinh doanh. Vốn là chủ một thương hiệu bánh khúc có tiếng tại Hà Nội, ngay sau khi Việt Nam xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, bà Lan đã chủ động có những biện pháp bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng tại nơi kinh doanh, đồng thời nhắc họ nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo phòng chống bệnh của bộ Y tế.
Ngay tại nơi kinh doanh, bà Lan đã chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn để phục vụ miễn phí khách hàng và người qua đường (Ảnh: K.Tiến) |
Bà chủ động chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay, sát khuẩn miễn phí, treo biển để ngay tại nơi kinh doanh cho những người đi qua có thể dễ dàng sử dụng. Thậm chí, thấy ai không đeo khẩu trang, bà liền gọi lại ngay, sẵn sàng tặng khẩu trang miễn phí.
Bà Lan chia sẻ rằng, mình phải biết, phải hiểu đúng về Covid-19 thì mới có thể phòng chống được. Do vậy, ngày nào bà cũng cập nhập tình hình dịch để nhắc nhở những người trong gia đình, những người làm việc tại cơ sở kinh doanh. Mặc dù bánh khúc không phải là mặt hàng trong danh mục phải tạm dừng kinh doanh trong thời điểm hiện tại nhưng bà Lan vẫn chủ động đóng bớt một số cửa hàng, chỉ để một vài cơ sở kinh doanh chính để kiểm soát tình hình.
Bà thực hiện nghiêm túc việc giữ người lao động của mình theo nguyên tắc “3 tại chỗ”, tức là không đi làm, không về quê, không được đi chơi. Bà cho biết: “Tôi cho nhân viên nghỉ nhưng ở tại chỗ, ở nhà, lương vẫn lĩnh, cơm ăn 3 bữa đầy đủ. Tuy nhiên phải nhất quyết quán triệt không được đi chơi, không đi ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Ai vi phạm quy định, đến khi hết mùa dịch, tôi sẽ cho tự nghỉ, còn thời điểm này tôi sẽ không đuổi nhân viên”.
Theo bà Lan, nếu đuổi người lao động trong thời điểm này sẽ khiến người ta gặp khó khăn trong kinh tế, đặc biệt nếu họ di chuyển nhiều, rồi lại về quê, mang mần dịch khắp nơi thì sẽ gây vất vả cho cả hệ thống chính trị. “Mình có nuôi quân của mình1, 2 tháng thì mình cũng không giàu lên mà cũng không nghèo đi”, bà Lan bày tỏ.
Được biết, việc kinh doanh của gia đình bà Lan vẫn thực hiện thông qua đặt hàng, giao tại nhà. Tuy nhiên, chỉ bán hàng tại một số địa điểm chính, nơi bà có thể kiểm soát được. Khi bán hàng, bà luôn nhắc nhân viên và khách chủ động đứng cách xa 2m, thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay, xịt khuẩn đúng cách.
Bà Lan cho rằng đây là những việc làm thiết thực nhất để đẩy lùi bệnh. Và nếu mỗi nguời không có ý thức, không giúp đỡ nhau từ những việc nhỏ nhất thì quyết tâm của Chính phủ, của hệ thống chính trị trong thời gian vừa qua sẽ phải đổ xuống sông xuống biển. Việc phòng chống dịch bệnh sẽ phải kéo dài thêm và kinh tế sẽ ngừng trệ, không phát triển được.
“Giúp đỡ người khác cũng chính và giúp đỡ chính mình, tôi hi vọng rằng mọi người sẽ có ý thức, cùng nhau chung sức đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất”, bà Lan chia sẻ.
Ghi nhận những đóng góp của bà Nguyễn Thị Lan, mới đây, UBND quận Đống Đa đã có quyết định khen thưởng thành tích cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phòng chống Covid-19 tại địa phương. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36