Sức sống mới ở làng múa rối nước Đào Thục

(LĐTĐ) Làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) vốn được biết đến như cái nôi của nghệ thuật múa rối xứ kinh kỳ với lịch sử khoảng 300 năm. Nhiều năm trở lại đây, bằng những đổi mới hiệu quả và hình thức quảng bá đa dạng, múa rối nước Đào Thục đang ngày càng phát triển và đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
suc song moi o lang mua roi nuoc dao thuc Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc
suc song moi o lang mua roi nuoc dao thuc Nhọc nhằn đời diễn rối nước
suc song moi o lang mua roi nuoc dao thuc Độc đáo rối nước Đào Thục

Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật rối nước

Cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 ki-lô-mét nằm men theo đê sông Cà Lồ, làng Đào Thục là nơi sản sinh ra những nghệ nhân múa rối tài ba, lưu giữ bề dày văn hóa truyền thống của đất nước. Theo lịch sử ghi lại, nghề múa rối nước xuất hiện tại làng vào thời vua Lê Dụ Tông (1706 – 1729), là sự kết tinh từ quá trình sáng tạo, lao động của người nông dân gắn liền với nghề trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

suc song moi o lang mua roi nuoc dao thuc
Những năm gần đây múa rối nước Đào Thục thu hút được sự yêu thích của đông đảo du khách trong và ngoài nước

Nghệ thuật múa rối nước Đào Thục lấy mặt nước làm sân khấu, thông thường mỗi vở diễn sẽ được thể hiện ở thủy đình. Những nghệ nhân của phường múa rối nước Đào Thục là những người nông dân, những người thợ thủ công đã gắn bó lâu dài với bộ môn nghệ thuật truyền thống của địa phương. Họ điều khiển con rối bằng sự tinh tế, công phu và phối hợp nhịp nhàng giữa người điều khiển rối với diễn viên hát, nhạc công để tạo nên hấp dẫn.

Rối nước Đào Thục vốn nổi tiếng với hơn 20 tích trò, là những vở rối cổ, bắt nguồn từ công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp như cấy lúa, chăn trâu, câu cá, các trò chơi dân gian như đánh đu,… Khác với múa rối nước ở những nơi khác, rối nước Đào Thục có những nét đặc trưng riêng. Nhân vật chú Tễu – vốn là linh hồn trong các tiết mục rối nước được người dân Đào Thục gọi là “Ba Khí giáo trò”. Anh Ba Khí của Đào Thục được chế tác hình ảnh một nhân vật chân thực hơn, không còn là nhân vật chú tễu tay cầm quạt mo nữa. Đặc biệt anh Ba Khí không có màn chào hỏi mà khai màn bằng tiết mục “đốt pháo bật cờ”.

Đặc biệt trong năm 2018, phường múa rối nước Đào Thục đã đón khoảng 400 đại biểu Việt Nam và quốc tế là các Đại sứ, phu nhân, phu quân, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đến xem các tiết mục múa rối nước truyền thống ngay tại thủy đình của làng. Ngạc nhiên, rồi thán phục là cảm giác chung của những người nước ngoài lần đầu tiếp cận với bộ môn nghệ thuật này.

Một điểm khác nữa là rối nước Đào Thục đi theo các trò, tích trò thay vì dàn dựng thành các vở rối như ở các phường múa rối khác. Mỗi tích trò của múa rối nước Đào Thục kéo dài khoảng 5-10 phút, trò này gối lên trò kia, không có giới thiệu xen nhau. Cho đến tận bây giờ, múa rối nước Đào Thục vẫn còn giữ gìn những tiết mục từ xa xưa truyền lại như: “Trâu đi cày”; “Lên võng xuống ngựa”; “Tễu bắt ác”; “Đánh cáo bắt vịt”,…

Không chỉ bó buộc trong những vở múa rối cũ, nghệ nhân nơi đây còn sáng tạo một số tiết mục gắn với hơi thở đương đại như: “Hà Nội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”. Là nghề truyền thống của ông cha, cộng với sự đam mê của các thành viên nên phường rối Đào Thục đã để lại những ấn tượng độc đáo trong lòng người xem. Họ đã được ghi nhận qua hàng chục huy chương, bằng khen, giấy khen qua các cuộc thi và các chuyến lưu diễn ở khắp nơi trong và ngoài nước.

Từ con rối vô tri vô giác, bằng tài năng và nhiệt huyết, các nghệ nhân phường rối Đào Thục thổi vào đó thành những nhân vật sinh động có hồn, kể lại những câu chuyện xa xưa hay giảng dạy về những bài học hiện tại.

Mở lối cho rối nước phát triển

Từ ngày ra đời đến nay, rối nước làng Đào Thục cũng đã trải qua nhiều biến cố, có lúc hưng lúc thịnh, có thời điểm phải dừng hẳn. Thậm chí bộ môn nghệ thuật này cũng đã từng phải đối mặt với nguy cơ bị mai mai một, không có người xem và mỗi năm chỉ biểu diễn vài bận khi có hội làng. Tuy nhiên những năm gần đây, rối nước Đào Thục nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự tự đổi mới, không ngừng nỗ lực, sáng tạo làm cho rối nước Đào Thục được duy trì và ngày càng phát triển.

Đến thời điểm này, Đào Thục là phường rối dân gian hiếm hoi trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ khách một cách khá chuyên nghiệp. Không chỉ chuyên nghiệp hơn trong biểu diễn mà còn chuyên nghiệp trong cách khai thác du lịch. Phường rối Đào Thục đã mở rộng liên kết với trên 10 công ty du lịch trong và ngoài nước để quảng bá trên các kênh truyền hình, website du lịch, văn hóa, mạng xã hội... và đưa du khách về làng xem biểu diễn rối nước, mở lớp cho học sinh tham gia trải nghiệm. Bất kỳ khi nào có khách yêu cầu, phường rối Đào Thục sẽ phục vụ biểu diễn.

Đến đây, khách du lịch được tham quan buồng trò, tập điều khiển quân rối, trải nghiệm hoạt động làm quân rối, mua đồ lưu niệm là những quân rối gỗ, gốc tre được điêu khắc nghệ thuật. Bên cạnh công việc đồng áng, việc biểu diễn phục vụ du khách cũng góp phần ổn định cuộc sống của các nghệ nhân của làng. Đối với mỗi nhóm khách từ 3 đến 4 người, một nghệ nhân nhận được thù lao là 90 nghìn đồng. Còn đối với những đoàn khách đông, một nghệ nhân nhận được thù lao từ 200-300 ngàn đồng.

suc song moi o lang mua roi nuoc dao thuc

Kể về bước đột phá của phường rối nước Đào Thục bắt đầu từ năm 2007, anh Nguyễn Thế Nghị, Trưởng phường rối nước Đào Thục nhớ lại: “Tôi là một trong những người tiên phong tìm hướng đi cho rối nước Đào Thục. Khi nhận ra rối nước quê mình có nguy cơ mai một tôi thấy rất lo. Để duy trì được những buổi biểu diễn và tăng thu nhập cho nghệ nhân chỉ có cách giới thiệu hình ảnh của làng. Tôi cùng một số anh em trẻ trong làng nghĩ cách in tờ rơi, rồi tìm các công ty du lịch chào hàng. Lúc đó chỉ nghĩ rằng thay vì chờ người ta biết đến chi bằng mình tự tìm hướng đi cho riêng mình”.

Nhờ lối đi đúng hướng đó, rối nước Đào Thục được biết đến rộng rãi, cứ thế những buổi biểu diễn cứ thế tăng dần, khách đến xem tăng dần lên đến vài suất diễn mỗi tuần. Theo anh Nguyễn Thế Nghị, năm 2018 vừa qua, phường múa rối nước Đào Thục đã đón hơn 5000 lượt khách đến xem biểu diễn, dự kiến trong năm 2019 là 6000 người. Đặc biệt, lượng khách nước ngoài đến với Đào Thục chiếm khoảng 60% tổng lượng khách.

Đặc biệt trong năm 2018, phường múa rối nước Đào Thục đã đón khoảng 400 đại biểu Việt Nam và quốc tế là các Đại sứ, phu nhân, phu quân, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đến xem các tiết mục múa rối nước truyền thống ngay tại thủy đình của làng. Ngạc nhiên, rồi thán phục là cảm giác chung của những người nước ngoài lần đầu tiếp cận với bộ môn nghệ thuật này.

Nhờ sự phát triển của du lịch, sự quan tâm của du khách, những nghệ nhân múa rối nước cũng bắt đầu chú trọng vào đổi mới nội dung, tạo ra những tiết mục mới lạ, làm cho nó trở nên thú vị, và sáng tạo con rối đẹp mắt hơn để phù hợp với thị hiếu. Bên cạnh đó, lịch diễn dày đặc phục vụ bà con, du khách gần xa lại chính là một động lực để phường thu hút được nhiều thanh niên trẻ trong làng theo nghề.

Cùng với 35 nghệ nhân biểu diễn múa rối nước thường xuyên, trong 3 năm trở lại đây, làng có đến 20 thanh niên, các bạn trẻ tham gia khóa bồi dưỡng về du lịch cho cộng đồng dân cư đặc biệt là học về múa rối nước. Hoạt động này hướng tới mục tiêu gìn giữ, phát huy giá trị nghệ thuật, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu để đông đảo du khách trong nước và ngoài nước tới tham quan, thưởng thức các sản phẩm du lịch của địa phương, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch Thủ đô.

“Trải qua hàng trăm năm, chúng tôi luôn tự hào người dân Đào Thục vẫn lưu giữ được nghề rối nước như báu vật của làng. Để nghề được tồn tại mãi mãi, trong tương lai chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều bạn trẻ cùng tham gia vào hoạt động của phường rối. Đội ngũ trẻ chính là lứa kế cận của các nghệ nhân tiếp tục với lửa nghề. Ngoài ra đây còn là lực lượng năng động tiếp cận với khoa học công nghệ để có thể quảng bá hình ảnh quê hương rộng rãi hơn, cùng nhau đổi mới để phù hợp với sự chuyển mình của thời đại”, anh Nguyễn Thế Nghị chia sẻ.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động