Sức mua giảm, doanh nghiệp điện máy rơi vào bế tắc
Ảnh minh họa.
Khuyến mãi như không
Khuyến mãi, tặng quà, và mạnh nhất vẫn là giảm giá lên tới 50%... vẫn là những chiêu thức đang được nhiều siêu thị điện máy áp dụng để “hút khách”. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), mặc dù hầu hết các siêu thị điện máy liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi, nhưng người tiêu dùng lại tỏ ra khá thờ ơ. Nhiều khách hàng cho rằng, mua hàng khuyến mãi nhưng giá vẫn đắt hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường, nên khuyến mãi cũng như không.
Dẫn chứng về điều này, ông Hùng cho biết, một khách hàng đã khiếu nại lên VINASTAS rằng, vào ngày 13-12-2013 có mua một tivi Samsung Led 40F5000 tại một siêu thị bán hàng giảm giá, với giá niêm yết là 11,49 triệu đồng giảm xuống còn 8,7 triệu đồng (tức giảm hơn 2,5 triệu đồng). Tuy nhiên, khi xem thông tin giá cả tại một siêu thị khác, vị khách hàng này “ngã ngửa” là sản phẩm này còn có giá thấp hơn 100.000 đồng, thậm chí là siêu thị này không có chương trình khuyến mãi. Tương tự, một khách hàng khác mua ti vi LG tại một trung tâm điện máy ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai) với giá niêm yết là 23,9 triệu đồng, được giảm giá 2 triệu đồng kèm tặng một ổ cứng 800.000 đồng. Nhưng khi đến một cửa hàng khác, chiếc ti vi này chỉ được bán với giá 20,4 triệu đồng. Có những trường hợp, người tiêu dùng còn “mất tiền oan” khi mua phải các sản phẩm điện tử, điện máy bị làm giả về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhãn mác được ghi là sản xuất tại Nhật Bản, Mỹ… song thực chất là hàng Trung Quốc, hoặc hàng Trung Quốc giả nhãn mác hàng Việt Nam.
Ngoài việc lừa dối khách hàng bằng khuyến mãi, giảm giá (nhưng thực chất là không giảm), ông Nguyễn Mạnh Hùng còn cho rằng, các dịch vụ hậu mãi cũng không được các nhà bán hàng thực hiện đúng cam kết: “Phần lớn hàng điện tử, điện máy là có bảo hành và dịch vụ hậu mãi, nhưng những tranh chấp thường xảy ra trong khâu này. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chưa tốt, nhà bán hàng thường đổ lỗi cho người tiêu dùng để thoái thác việc sửa chữa, thay thế”... Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cũng thừa nhận rằng: “Có những trường hợp khi đăng ký chương trình khuyến mãi rất hoành tráng, nhưng thực tế triển khai lại không đúng như đăng ký. Năm 2013 chúng tôi đã xử lý nhiều DN vi phạm kiểu này”.
Từ bỏ chạy đua bằng mọi giá
Với sức tiêu thụ tăng do đời sống của người dân ngày một nâng cao cùng với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng theo cam kết của Việt Nam, thị trường bán lẻ đang trở nên ngày một sôi động. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, thị trường điện máy hiện có 35 DN tham gia nhưng có 5 DN đứng đầu thị trường bán lẻ điện máy là Nguyễn Kim, Thế giới di động, Điện máy chợ Lớn, Phan Khang và Trần Anh, trong đó chiếm thị phần lớn nhất là Trung tâm điện máy Nguyễn Kim. Tuy nhiên, thị phần của 5 DN hàng đầu này cũng chỉ chiếm 35,82% thị trường bán lẻ điện máy ở Việt Nam. Một thông tin đáng mừng hơn nữa được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ, ở thời điểm hiện tại chưa có nhà bán lẻ nào chiếm quá 10% thị phần điện máy. Điều này cho thấy thị trường điện máy trong nước còn rất tiềm năng.
Mặc dù được đánh giá là tiềm năng nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, nếu các DN điện máy vẫn giữ cách bán hàng theo kiểu lừa người tiêu dùng như hiện nay, thì “thượng đế” sẽ còn tiếp tục quay lưng với các chương trình khuyến mãi của các siêu thị điện máy. Hơn nữa, thách thức lớn nhất của các nhà bán lẻ điện máy từ năm 2014 chính là sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần tới từ cả 2 phía các nhà bán lẻ nội địa và từ hội nhập kinh tế quốc tế. Theo cam kết gia nhập WTO, từ tháng 1-2015, thị trường Việt Nam có thể sẽ có thêm sự hiện diện của các nhà bán lẻ nước ngoài. khi đó, cuộc cạnh tranh thị phần sẽ khốc liệt hơn đến từ những đối thủ nước ngoài vốn lớn với bề dày kinh nghiệm.
Chiến lược phổ biến của các DN bán lẻ điện máy hiện nay vẫn là giá thấp, phi lợi nhuận... để đấu lại đối thủ. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng “trường vốn” để có thể duy trì phương thức kinh doanh theo kiểu “chạy đua” khuyến mãi. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả, ngay từ bây giờ các hệ thống siêu thị cần có lộ trình phát triển mạnh “nội lực”, giải pháp ổn định tài chính trong dài hạn, củng cố và phát triển mạnh hơn lợi thế mua hàng từ mô hình chuỗi, quản trị tốt khách hàng…
Nguồn Báo Hải quan
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Tài chính 05/11/2024 19:32
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Thị trường 05/11/2024 18:17
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35