Sức lan tỏa của hai bộ Quy tắc ứng xử
Đến xây dựng người Hà Nội thanh lịch | |
Thực hiện có hiệu quả quy tắc ứng xử nơi công cộng |
Nhận thức nâng lên rõ rệt
Ngay sau khi ban hành hai bộ Quy tắc trên các cơ quan trực thuộc Thành ủy, HĐND, UBND, các sở, ngành, quận, huyện, tổ chức chính trị, đoàn thể trên địa bàn Thành phố đã tổ chức phổ biến tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị với nhiều hình thức. Trong đó, phương châm đề ra là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải đi tiên phong để làm gương không chỉ trong văn hóa ứng xử nơi công sở mà còn ở nơi công cộng để tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhân dân.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh, đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ 7B, Tổ 14B, cụm dân cư số 7, phường Thịnh quang, quận Đống Đa, (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm xử lý bom mìn, Bộ Tư lệnh công binh) chia sẻ quan điểm: “Không chỉ có Quy tắc ứng xử là có hành vi ứng xử văn hóa.
Sở Văn hóa và Thể thao ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử |
Để xây dựng văn hóa ứng xử đòi hỏi phải có quá trình, thường xuyên, lâu dài, trong đó rất cần sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là vai trò gương mẫu của người đứng đầu. Tôi cho rằng hai bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố rất thiết thực, rất gần gũi với đời sống của người dân. Chỉ cần mỗi ngày điều chỉnh hành vi một chút kết quả sẽ rất khả quan. Tuy nhiên những người đảng viên cần tích cực hơn nữa để “làng nước theo sau”.
Còn ông Phạm Mai Hồng, cán bộ về hưu 50 năm tuổi Đảng, ở Vĩnh Hồ (Đống Đa) thì nhận xét: Tôi ở Hà Nội gần tròn nửa thế kỷ, phải công nhận Hà Nội xưa tuy nghèo, nhưng văn hóa ứng xử giữa người và người rất tuyệt vời. Từ cánh đi, dáng đứng đến lời ăn tiếng nói đều toát lên vẻ thanh lịch của người Tràng An. Nay kinh tế phát triển, văn hóa ứng xử lại đang đáng báo động.
Đi đâu cũng thấy nói tục, văng tục. Thật khó có thể chấp nhận. Bởi vậy, việc Hà Nội ban hành các Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong công sở, nơi công cộng là rất kịp thời, thiết thực. “Cái cần quan tâm là Hà Nội đã có Luật Thủ đô, được hiến kế cơ chế đặc thù, vì vậy đi liền với ban hành các bộ Quy tắc này Thành phố phải có chế tài xử phát mang tính răn đe. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải mẫu mực thực hiện để “làng nước” noi gương theo sau”- ông Hồng góp ý.
Cán bộ về hưu nhìn nhận là vậy. Công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thì sao? Trao đổi với PV, cô Trịnh Thị Thu Huyền, giáo viên Trường THCS Hoàn Kiếm nêu ý kiến: “Nội dung của văn hóa ứng xử trong nhà trường gồm các thành tố: trình độ nhận thức, phương pháp quản lí, điều hành hoạt động của nhà trường; phong cách giao tiếp, cảnh quan và môi trường làm việc.
Văn hóa ứng xử nói chung được thể hiện ra ở các lĩnh vực: Lối sống, lí tưởng, niềm tin, tình yêu nghề nghiệp, văn hóa chấp hành luật pháp, nội quy, quy định trong nhà trường; văn hóa thực hiện công vụ; văn hóa giao tiếp; văn hóa ăn mặc, sức khỏe, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, trình độ xã hội; việc đối xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chúng ta là những người có văn hóa nên cần lựa chọn cách nói năng chuẩn mực với thái độ chân thành, cởi mở, tâm sự niềm vui nỗi buồn để tìm sự đồng cảm, động viên nhau trong cuộc sống”.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Nguyễn Du cho hay: “Văn hóa của chúng ta là văn hóa cộng đồng, muốn thay đổi tập quán, thói quen, cách ứng xử trong xã hội thì phải sửa từ gốc. Có nghĩa là ứng xử phải thực hiện tốt từ trong gia đình, ứng xử có tôn ti trật tự, trên dưới tôn trọng nhau thì cái tốt mới lan ra cộng đồng xung quanh. Từ khi hai bộ Quy tắc ứng xử ra đời và được triển khai xuống tận phường, xã, cụm dân cư, tổ dân phố… thì dường như một số hộ gia đình không hòa thuận đã bớt cãi vã hơn, hòa thuận hơn. Con cái cũng tôn trọng, nghe lời cha mẹ hơn...”.
Anh Nguyễn Trung Vũ, làm nghề sửa xe máy ở quận Cầu Giấy cho biết: Họp tổ dân phố, nghe phổ biến và đọc ở pano về Quy tắc ứng xử mới thấy trước đây mình có nhiều điều sai ở cách cư xử với mọi người. Cũng nhờ rút kinh nghiệm từ Quy tắc ứng xử nên việc giao tiếp với khách hàng của tôi cũng tiến bộ hơn nhiều, giúp cho công việc làm ăn ngày càng phát đạt. Đôi khi chỉ vì cách cư xử chưa chuẩn của mình mà dẫn đến việc khác hàng không có cảm tình, không quay lại lần thứ 2.
Tôi nghĩ, cần tiếp tục phổ biến việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng sâu rộng hơn nữa đến những người dân làm nghề tự do như tôi. Chị Nguyễn Thị Chinh (Phúc xá, Ba Đình) thì chia sẻ: Tôi làm nghề nấu ăn cho những hộ gia đình người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Tôi thấy đại đa số người nước ngoài khi sinh sống ở Việt Nam đều có cách ứng xử nơi công cộng rất văn minh. Quy tắc ứng xử đối với người Hà Nội gần đây tôi thấy khá tương đồng với những nước phát triển trên thế giới. Tôi rất mừng vì người dân sinh sống ở Hà Nội ngày càng văn minh hơn, đặc biệt là ở nơi công cộng. Điều đó chứng tỏ chúng ta nếu cố gắng có thể đuổi kịp những nền văn hóa ứng xử ở các nước tiên tiến.
Tại buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Hà Nội sáng ngày 9/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao ngành VHTT trong nỗ lực triển khai hai Bộ Quy tắc ứng xử từ Thành phố đến cơ sở, sâu rộng đến cả các tổ dân phố, kết quả bước đầu cho thấy đã có tác dụng, đặc biệt là đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, Bí thư Hà Nội cho rằng Quy tắc ứng xử mới làm được bước đầu, đây công việc thường xuyên, lâu dài, không thể ngày một ngày hai. Vì vậy ngành VHTT Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa để đưa các bộ Quy tắc ứng xử thực sự đi vào cuộc sống. Theo Bí thư, hiện nay tác động hội nhập của xã hội vào gia đình rất lớn. |
Dẫn chứng những điều trên để thấy rằng, hai bộ Quy tắc ứng xử đã đi vào đời sống của người dân Thành phố ngày càng rõ nét hơn. Chính quyền quận, huyện, phường, xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai Quy tắc ứng xử bởi đã nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa ứng xử. Đó là tín hiệu đáng mừng để đại đa số bộ phận người dân tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
“Mảnh vườn” văn hóa tiếp tục được “vun trồng”
Đời sống văn hóa luôn tồn tại hai mảng đối lập tốt - xấu, nếu con người được chăm lo tốt, xã hội sẽ tốt đẹp hơn, con người văn minh hơn. Ngược lại, nếu thờ ơ, không chăm lo, cái xấu sẽ lấn át cái tốt, sự giả dối sẽ lấn át sự thật. Giống như một mảnh vườn ươm, nếu buông thả thì cỏ dại mọc nhiều, vườn tược xấu xí. Chính vì thế, dù đã gặt được nhiều trái ngọt nhưng “mảnh vườn văn hóa” vẫn cần được tiếp tục “vun trồng”.
Theo đánh giá UBND TP Hà Nội, sau một năm thực hiện Quy tắc ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố luôn chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của nhà nước, của cơ quan, sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, thực hiện chấm công bằng vân tay…
Tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Chấp hành quy định hướng dẫn tại nơi thờ tự, tôn trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, giữ gìn vệ sinh chung... Một số các đơn vị sự nghiệp công lập triển khai tốt Quy tắc ứng xử, nhất là một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thực hiện niêm yết nội dung Quy tắc đồng thời xây dựng khẩu hiệu: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình; sự hài lòng của người bệnh là uy tín của chúng tôi”.
Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều tỉnh, thành, vùng miền trong cả nước nên văn hóa và trình độ dân trí không đồng đều vì vậy việc ban hành hai bộ Quy tắc ứng xử là một trong những bước đột phá để xây dựng Hà Nội văn minh- thanh lịch.
B.Thoa- H.Phạm
Kỳ 4: Văn minh hơn, nếu cưới xin cũng gọn nhẹ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49