Sửa đổi toàn diện Bộ Luật Lao động

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung,  Trưởng ban soạn thảo chủ trì cuộc họp.
tin nhap 20180817113247 Đề xuất sửa đổi điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
tin nhap 20180817113247 Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP?
tin nhap 20180817113247 Sẽ phải sửa nhiều điều của Bộ Luật Lao động và nghị định

Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Lê Quân cùng lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan là Thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 57/2018/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018: Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 (họp tháng 5/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (họp tháng 10/2019).

Ngày 28/6/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 792/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; trong đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao chủ trì soạn thảo Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 01/2019.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Bộ Luật Lao động là Bộ Luật lớn có tác động sâu rộng đến xã hội, nhất là các nội dung của Bộ Luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Lần sửa đổi này nhằm chuyển đổi toàn diện Bộ Luật, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Ban chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị; phù hợp Hiến pháp 2013; đảm bảo sự đồng bộ các Luật đã được ban hành, đồng thời giải quyết các vướng mắc từ thực tiễn, góp phần hoàn thiện thể chế thị trường lao động…

tin nhap 20180817113247
Bộ trưởngr Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Trưởng ban soạn thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi chủ trì cuộc họp

Báo cáo về tiến độ và các nội dung cơ bản của dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, về cơ bản, Bộ luật Lao động (sửa đổi) vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Bộ Luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung mang tính tăng cường khả năng nhận diện các quan hệ lao động trên thực tiễn, khắc phục tình trạng “lách” các quy định của pháp luật lao động (như giao kết hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng cộng tác viên... thay cho hợp đồng lao động trong khi bản chất của mối quan hệ này là quan hệ lao động), đồng thời nghiên cứu điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong thị trường lao động (người lao động làm việc theo các hình thức liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ số như: Uber, Grab...) nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong bối cảnh mới.

tin nhap 20180817113247
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp báo cáo tại cuộc họp

Các nhóm nội dung lớn trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần làm rõ bao gồm: các nội dung về hợp đồng lao động; làm thêm giờ; Tiền lương tối thiểu và các chính sách Tiền lương (thực hiện theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ); Tuổi nghỉ hưu (thực hiện theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ); Thẩm quyền của Thanh tra lao động; Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Vấn đề đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể trong bối cảnh nhiều tổ chức đại diện; Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động - đình công; Những sửa đổi, bổ sung khác để đảm bảo tính khả thi, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về Tiến độ soạn thảo; Định hướng xây dựng chính sách đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất trong hồ sơ đề nghị Bộ Luật Lao động (sửa đổi); Các nội dung trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và các nội dung khác có liên quan.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Trưởng Ban soạn thảo cho rằng, việc sửa đổi Dự án Bộ Luật Lao động là công việc nặng nhọc, khó khăn và đầy thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án. Các thành viên cần nêu cao tinh thần làm việc, cụ thể hóa được tư tưởng và tinh thần các Nghị quyết của Trung ương, tinh thần Hiến pháp và các Nghị quyết của Quốc hội. Từ đó tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, giúp thị trường lao động vận hành minh bạch, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo hội nhập quốc tế…

Bên cạnh đó, việc sửa đổi cần tính toán được sự ảnh hưởng, cố gắng hạn chế sự thay đổi các luật liên quan. Về nội dung, cần xác định đây là lần sửa đổi toàn diện Bộ Luật, do vậy cần nghiên cứu kỹ các nội dung, cốt lõi tập trung vào các nhóm nội dung lớn trong dự thảo Bộ luật Lao động cần sửa đổi.

Về công tác tuyên truyền, Bộ trưởng đề nghị cơ quan thường trực xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng, có định hướng và trọng tâm nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội. Trên cơ cở các ý kiến đóng góp của cuộc họp lần thứ nhất này, Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, bố trí làm việc với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan; lắng nghe các nghiệp đoàn, các nhà đầu tư lớn…đặt bài một số chuyên gia am hiểu về Bộ Luật Lao động để lấy thêm ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Bộ Luật được toàn diện…

Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 9/2018, sẽ họp Ban soạn thảo và tổ biên tập, hội thảo tham vấn lấy ý kiến hoàn thiện tài liệu trong hồ sơ Dự án Bộ luật Lao động.

Tháng 9/2018, đăng website và lấy ý kiến chính thức giao cho các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương.

Tháng 11/2018, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Tháng 1, 2/2019 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến

Tháng 3/2019 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tháng 5/2019 trình Quốc hội cho ý kiến

Tháng 6 – 8 tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội Tháng 10/2019 trình Quốc hội thông qua.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Xem thêm
Phiên bản di động