Sử dụng nguồn ngân sách cho bảo vệ môi trường một cách thiết thực hơn
Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường | |
Trong 9 tháng, phạt hơn 161 tỷ đồng vi phạm môi trường | |
Hà Nội: Phát huy các ứng dụng công nghệ thông tin trong vệ sinh môi trường |
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh phát biểu ngày 29/10/2018 |
Theo quy định hiện hành, các khoản chi cho môi trường phải có trong dự toán và trên cơ sở dự toán. Nguồn ngân sách bảo vệ môi trường của các bộ, ngành do các bộ ngành dự toán, tập hợp gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo. Hầu hết nội dung các dự toán này đều phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hay tổ chức các cuộc thi, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành. Chi phí này nhiều năm qua còn mang tính dàn trải. Trong khi đó, nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ môi trường hết sức hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, vẫn còn nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải, nước thải chưa được bố trí nguồn vốn để triển khai, kinh phí đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải thuộc khu vực công ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng.
Có những địa phương còn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để chi cho xây dựng cơ bản,nên dẫn đến tình trang rất hạn chế trong nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ môi trường. Có những vấn đề cử tri nói mấy năm nay nhưng vẫn chưa có sự thay đổi. Ví dụ, ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy. Đặc biệt, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy không phải chỉ riêng của Hà Nội, nó còn liên quan đến 5 tỉnh đồng bằng thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Cá nhân tôi cho rằng, các bộ, ngành không nên dùng kinh phí đó để cứ họp là in ấn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp. Nguồn ngân sách khó khăn, đề nghị tập trung trên cơ sở nguồn lực tiết kiệm được từ các bộ, ngành đó. Trên tinh thần đó, tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải xem xét những dự án như lưu vực sông gây ô nhiễm môi trường cho nhân dân, phải làm tập trung và đầu tư mạnh mẽ chúng ta mới thấy được ô nhiễm môi trường dần dần từng bước khắc phục. Hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác cứ để tình trạng này và không thấy có chuyển biến gì. Đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo và có sử dụng nguồn ngân sách cho bảo vệ môi trường một cách thiết thực hơn.
Nên xem
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Đổi mới hoạt động chăm lo
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/12: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C
Môi trường 15/12/2024 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/12: Trời rét, mưa nhỏ vài nơi
Môi trường 14/12/2024 06:01
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ C
Môi trường 13/12/2024 07:04