Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Phải xử lý tận gốc
Bắt quả tang doanh nghiệp trộn “chất cấm” vàng ô vào thức ăn chăn nuôi | |
Phạt nặng 2 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất cấm | |
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm ATTP nông lâm thủy sản |
Coi thường tính mạng người tiêu dùng
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, mới đây thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Đoàn thanh tra đã phát hiện trong kho của Cty CP Dinh dưỡng Việt Nhật (Hưng Yên) có 11 thùng chứa chất vàng ô (một loại chất tạo màu dùng cho công nghiệp nhuộm màu giấy). Cùng với đó, tại Cty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú (T.P Hải Dương), đoàn thanh tra cũng đã bắt quả tang Cty này đang sử dụng chất vàng ô trộn vào thức ăn chăn nuôi. Đoàn thanh tra lập tức tiến hành lập biên bản, ra quyết định xử phạt gần 300 triệu đồng, cùng với đó yêu cầu các Cty trên lập tức thu hồi tất cả các sản phẩm đã bán ra thị trường.
Trước sự việc trên, rất nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang, lo lắng bởi họ hoàn toàn không biết chất vàng ô là chất gì. Nó độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ra sao. Theo Th.s Nguyễn Thị Hằng, Học viện Nông nghiệp, vàng ô (hay thường gọi là Auramine O), trong hóa học có tên Diarylmethane. Đây là hợp chất dễ tan trong nước có dạng huỳnh quang và mạ vàng, nó thường được dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy…hoàn toàn không được phép sử dụng làm chất phụ gia; đặc biệt nó không có giá trị dinh dưỡng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, theo y học, vàng ô đã bị tổ chức Ung thư thế giới (IARC) xếp vào chất có khả năng gây ung thư cao ở mức nhóm thứ 3.
Cũng theo bà Hằng, vàng ô không chỉ mới được phát hiện, mà trước đây nó đã được các hộ kinh doanh sử dụng tẩm ướp cho gà có màu vàng ruộm để bán ra thị trường. Còn khi nó được trộn vào với thức ăn cho gà, vì trong giai đoạn vỗ béo, vàng ô sẽ giúp da gà có màu vàng, bóng và đẹp mắt.
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cần bị xử lý hình sự |
Chia sẻ sự lo lắng cũng như bức xúc của mình, chị Thu Hà (Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, HN) cho biết: “Đúng là khi ra chợ mua thực phẩm, ai chẳng thích mua đồ tươi sống, bắt mắt…chẳng lẽ nhu cầu đó là sai. Có ai nghĩ rằng, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất, các hộ chăn nuôi lại đang tâm hãm hại người tiêu dùng bằng những chất cực độc như vậy, đó là việc làm không có đạo đức. Bây giờ ăn cái gì cũng sợ gây bệnh, cũng sợ ung thư, tôi thấy mạng người giờ “rẻ” quá. Ăn một lần mà chết ngay được thì còn đỡ, đằng này nó lại khiến người tiêu dùng mang mầm mống bệnh tật mà chết dần, chết mòn”.
Đừng mãi chạy theo xử lý
Với việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi như vàng ô, salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine…điều đáng sợ nhất là nó có thể tích tụ lâu dài trong thịt gia súc, gia cầm và rất khó đào thải. Vì thế, khi người tiêu dùng ăn phải thực phẩm có sử dụng các chất cấm này, chắc chắn về lâu dài sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
“Người tiêu dùng đang phải sử dụng những thực phẩm kém chất lượng, nhưng chúng ta không thể mãi hô hào trong sợ hãi và hoang mang. Các nhà quản lý, các cơ quan chức năng cũng không thể mãi chạy theo xử lý, xử phạt theo kiểu vuốt đuôi khi phát hiện các cơ sở sản xuất, chăn nuôi sử dụng chất cấm được. Ngay bây giờ chúng ta cần phải xây dựng hệ thống quản lý, giám sát có sự phối hợp của quần chúng nhân dân, từ khâu sản xuất, nuôi trồng, tiêu thụ…bởi người dân là người sống sát sườn nhất với muôn vàn chất cấm. Chính họ sẽ là người cần phải có những ý thức trước tiên trong việc bảo vệ mình và bảo vệ người khác”, Th.s Nguyễn Thị Hằng cho hay.
Vàng ô được trộn vào thức ăn chăn nuôi gà |
Trao đổi về vấn đề trên, luật sư Đăng Sơn (Cty Luật Đăng Sơn) cho biết, theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thú ý, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, đối với những trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hoặc trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng. Đối với trang trại thì xử phạt 10-20 triệu đồng. Các nhà sản xuất sẽ bị xử phạt từ 70-100 triệu đồng, ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất từ 1-3 tháng. “Khung hình phạt này còn quá nhẹ và không đủ sức răn đe. Xử phạt với số tiền ít như vậy, người chăn nuôi, nhà sản xuất chắc chắn sẽ lại tiếp tục vi phạm.
Bởi thế, các nhà quản lý cần sớm ban hành, bổ sung các chế tài mạnh hơn để xử lý hành vi này, thậm chí nên khép việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào Bộ luật Hình sự và nên áp dụng hình phạt tù, nếu vi phạm nghiêm trọng”, luật sư Sơn nhấn mạnh.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31