Sống lại thời bao cấp Hà Nội xưa
Trải nghiệm không gian đám cưới xưa | |
“Thương nhớ thời bao cấp” - nhớ xưa để hiểu nay |
Trần Chiến đã thể hiện một khả năng quan sát chi tiết, óc tư duy linh hoạt và ngòi bút sắc sảo để nhận diện một Hà Nội đang từng ngày phát triển, đan xen những bất cập cần phải thay đổi ẩn đằng sau khu phố cổ ngày xưa. Tất cả xuất phát từ một tình yêu Hà Nội đến cháy lòng của ông.
Nhà văn Trần Chiến vốn được biết đến là một trí thức nho nhã, nhẹ nhàng, điềm đạm. Ông được biết đến với các tập truyện ngắn như: Con bụi, Đường đua, và các tiểu thuyết: Bốn chín chưa qua, Đèn vàng, Cậu ấm,... Với Chín bỏ làm mười, Trần Chiến chia sẻ, ông viết tiểu thuyết này bắt đầu từ đơn đặt hàng của Nhà xuất bản Phụ nữ, viết về bất cứ điều gì liên quan đến ký ức mà ông cảm thấy hứng thú.
Cuối cùng, ông đã chọn Hà Nội thời bao cấp – một mảng ký ức gắn bó máu thịt với mình. Tiểu thuyết Chín bỏ làm mười lấy bối cảnh là không gian khu phố cổ Hà Nội những năm 60 của thế kỉ XX với những nét rất đặc trưng của xã hội thành thị những năm sau hòa bình lập lại.
Ở đó, người ta có thể có một sự hình dung tương đối đầy đủ về phố cổ phố Hàng Nồi với sự xô lệch, chia cắt về không gian sống, sự có mặt sinh sống làm ăn của người Hoa, những nét sống của thời văn hóa bao cấp, và hơn cả là cuộc sống nhiều lo toan, bươn chải của con người trong những năm tháng không thể nào quên đó.
Khác với lối viết thông thường, câu chuyện được kể lại bằng việc thay đổi linh hoạt giọng kể. Lần lượt, 7 ngôi kể là: Cậu bé Nam mọt sách, bác Lẫm biết tuốt, chị Tâm mun, ông Biếc dân phòng, chị Hiếu cơm, Lâm đồng cô và thủ từ Khiêm. Bằng suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình, họ đã thuật lại mọi sự việc trong khu phố Hàng Nồi một cách đầy sinh động và chân thật.
Trần Chiến chia sẻ, đây không chỉ là cách làm “mới” mình trong tác phẩm này mà qua nhiều ngôi kể, ông muốn tạo nên góc nhìn đa diện về bức tranh cuộc sống Hà Nội. Mỗi nhân vật như một đại diện tiêu biểu của con phố nhỏ mà ẩn chứa trong đó vô vàn rắc rối, mâu thuẫn của xã hội thời điểm cách đây 60-70 năm.
Đọc Chín bỏ làm mười có thể thấy chủ đề xuyên suốt tác phẩm nhấn mạnh vào cách cư xử của người Hà Nội. Ở đó, nổi lên mâu thuẫn xã hội, mối quan hệ tình thân rạn nứt, bà con lối xóm chành chọe, dòm ngó nhau...Con người trở thành nạn nhân của không gian ngột ngạt, bức bối và cả tệ nạn văn hóa.
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, thành ngữ “Chín bỏ làm mười” ý nói khi đã thương yêu, quý mến nhau thì con người có thể bằng lòng bỏ qua sự việc dù chưa đúng, rồi cùng hướng đến cuộc sống thuận hòa.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo
Vừa ra tù, lười lao động tiếp tục đi cướp giật điện thoại
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành
Tin khác
Thực hiện tốt việc tự quản, xây dựng phường Thành Công ngày càng phát triển
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 07:23
Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số
Nhịp sống Thủ đô 13/11/2024 18:06
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 20:42
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 17:57
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:51
Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:49
Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 06:16
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 21:12
6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
Thủ đô 11/11/2024 14:28
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 10:16