Siêu bão diễn biến phức tạp, có thể quét dọc ven biển Nam Trung Bộ
55014Chiều 8/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã chính thức có sơ đồ dự báo đường đi của siêu bão Hagupit, đồng thời cảnh báo bão sẽ đi vào khu vực giữa biển Đông bao gồm khu vực giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó có thể bất ngờ đổi hướng đi về phía nam, đe dọa trực tiếp vùng biển và khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ
Đến 22h ngày 8/12, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 10 - 11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Như vậy khoảng sáng sớm nay 9/12, bão đi vào khu vực phía Đông biển Đông.
Theo nhận đinh của cơ quan khí tượng, khoảng chiều 9/12 vị trí tâm bão sẽ ở vào khoảng 13,8 độ vĩ Bắc - 118 độ kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 490km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm còn cấp 9, giật cấp 10 - 11.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, tiếp tục hướng về vùng ven biển và đất liền Nam Trung bộ. Sau đó, bão có khả năng đổi hướng từ Tây sang Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km.
Tại cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chiều 8/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đưa ra nhận định, đây là cơn bão di chuyển phức tạp, liên tục đổi hướng và có thể tiềm ẩn nhiều sự bất ngờ.
Theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tưởng thủy văn Trung ương, cường độ trước khi bão Hagupit đổ bộ vào Philippines là cấp 16-17, sau đó di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và hiện nay bão giảm chỉ còn cấp 10, gió giật cấp 11-12. Bão đã gây mưa lớn ở Philippines. Ngoài ra, hoàn lưu của bão đang có dấu hiệu thu hẹp còn khoảng 100km (trước là 300km).
Hiện vẫn có nhiều mô hình dự báo khác nhau và các dự báo đều cho rằng bão Hagupit sẽ hướng vào vùng biển Nam Trung bộ của Việt Nam. Bão càng sâu càng giảm cấp độ, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/giờ, có thể tăng lên 25km/giờ. Khi vào giữa biển Đông, bão còn cấp 8 sau đó lệch về phía Tây Nam tiếp tục yếu đi còn cấp 6-7.
Hiện các mô hình của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng đưa ra 2 kịch bản: Khả năng thứ nhất là bão sẽ di chuyển dọc ven biển các tỉnh Nam Trung bộ dưới dạng áp thấp nhiệt đới, gây mưa cho các tỉnh Nam bộ từ Ninh Thuận đến Bến Tre khoảng 50mm. Khả năng thứ 2 (40%) bão di chuyển gần kinh tuyến 110 cách đất liền khoảng 100km, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tan trên biển hoặc đi sâu về vùng biển phía nam, không ảnh hưởng đến đất liền.
Mặc dù vậy, vùng cảnh báo nguy hiểm có gió cấp 6 trở lên từ vĩ tuyến 11 đến 17. Bão sẽ gây mưa ở Trung bộ gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị do không khí lạnh, lượng mưa từ 150-200mm, riêng các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định có khả năng mưa trên 200mm. Ngoài ra, đợt không khí lạnh mạnh sẽ di chuyển tới nước ta ngày 11/12, gây đợt rét đậm đầu tiên ở các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ. Sau đó tiếp tục sẽ có đợt không khí lạnh nữa gây rét đậm, rét hại cho các tỉnh miền Bắc.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, công tác trọng tâm hiện nay là các địa phương tiếp tục tập trung kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ở vĩ tuyến 10-17 phải di chuyển về phía Tây của kinh tuyến 115 và vào đất liền. Thống kê đến chiều 8/12, còn 300 phương tiện với khoảng 4.000 lao động đang hoạt động ở khu vực ở giữa và Nam biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Công tác trọng tâm hiện nay là bằng mọi cách tiếp tục kêu gọi, thông báo diễn biến bão đến các phương tiện để chủ động di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
Ngày 8/12, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cũng đã cử 3 đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và đảm bảo an toàn hồ chứa và đối phó mưa lũ sau bão tại các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Ông Cao Đức Phát nhấn mạnh, có thể bão vào biển Đông giảm cấp nhưng vẫn ở cường độ mạnh đe dọa các tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Do đó, các địa phương ven biển không thể chủ quan, đặc biệt là phải chuẩn bị nhân lực, vật lực theo phương châm 4 tại chỗ để ứng phó với nguy cơ mưa lũ sau hoàn lưu bão số 5.
Theo Phạm Thanh/Dantri
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31