Sẽ có nhiều thay đổi về trợ cấp tai nạn lao động
Trợ cấp tai nạn lao động thay đổi ra sao sau khi tăng lương cơ sở? | |
Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội với 4 nhóm đối tượng | |
Chế độ bồi thường, trợ cấp người lao động bị tai nạn lao động |
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một chế độ bảo đảm vật chất cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. (Ảnh: H. Phong) |
Mục đích của trợ cấp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là nhằm bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động.
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một chế độ bảo đảm vật chất cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi ổn định thương tật hoặc bệnh tật; được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc một lần tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố; được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả;
Đối với một số trường hợp được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu hoặc được cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với tổn thất chức năng; được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật; được hưởng chế độ hưu trí nếu đủ điều kiện; gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất nếu bị chết vì tai nạn lao động.
Trợ cấp 1 lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mục đích của trợ cấp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. |
Theo Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Như vậy, đến 1/7/2020, người lao động suy giảm 5% khả năng lao động sẽ được hưởng 8 triệu đồng, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 800.000 đồng.
Ngoài mức trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể, dưới 1 năm tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm 1 năm đóng thì được tính thêm 0,3 tháng lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Về mức trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên, khoản 2 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định, người lao động suy giảm 31% khả năng lao động thì hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Từ 1/1/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 2% x 1,49 triệu đồng/tháng = 29.800 đồng/tháng.
Từ 1/7/2020: Mức trợ cấp bằng 30% x 1,6 triệu đồng/tháng = 480.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 2% x 1,6 triệu đồng/tháng = 32.000 đồng/tháng (tăng tối thiểu 33.000 đồng/tháng).
Như vậy, từ 1/1/2020, người lao động suy giảm 31% khả năng lao động được hưởng 447.000 đồng/tháng, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 29.800 đồng/tháng. Đến 1/7/2020, người lao động suy giảm 31% khả năng lao động được hưởng 480.000 đồng/tháng, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 32.000 đồng/tháng.
Trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt liệt 2 chi hoặc bị tâm thần cũng tăng rõ rệt từ 1/7/2020.
Theo Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động, ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng, mỗi tháng, những lao động này còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. Cụ thể, từ 1/1/2020, trợ cấp phục vụ là 1,49 triệu đồng/tháng, đến 1/7/2020, trợ cấp phục vụ là 1,6 triệu đồng/tháng (tăng 110.000 đồng/tháng).
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật
Về mức trợ cấp dưỡng sức dành cho người lao động trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi, theo Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động hiện hành, mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Trong đó, người lao động được nghỉ tối đa 10 ngày nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; 7 ngày nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31 - 50%; 5 ngày nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 15 - 30%.
Như vậy, từ 1/1/2020, người lao động được trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 447.000 đồng/ngày. Đến 1/7/2020, mức trợ cấp tăng lên 480.000 đồng/ngày (tăng 33.000 đồng/ngày).
Mặt khác, tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề cũng tăng khi lương cơ sở tăng. Điều 55 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới, nếu phải đào tạo để chuyển đổi nghề thì được hỗ trợ học phí. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, từ 1/1/2020, người lao động sẽ nhận được tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề không quá 22,35 triệu đồng/người, từ 1/7/2020 là không quá 24 triệu đồng/người.
Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. Từ 1/1/2020: Mức trợ cấp bằng 36 x 1,49 triệu đồng = 53,64 triệu đồng. Từ 1/7/2020: Mức trợ cấp bằng 36 x 1,6 triệu đồng = 57,6 triệu đồng (tăng 3,96 triệu đồng). Như vậy, từ 1/7/2020, thân nhân người lao động được nhận 57,6 triệu đồng (tăng tới 3,96 triệu đồng).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024
Tin khác
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Đời sống 24/11/2024 20:50
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49