Quyền của người lao động được đảm bảo tốt hơn
Làm tốt vai trò chăm lo đời sống cho người lao động | |
Giải tỏa lo lắng của người lao động |
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, vấn đề bảo đảm quyền lợi của NLĐ ngày càng được coi trọng, trên cơ sở cách tiếp cận NLĐ là người trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế nên trước hết họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này, cụ thể là họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động (LĐ) cơ bản. Chính bởi vậy, vấn đề lao động được đề cập tại hầu hết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và cách tiếp cận này đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây. Với Hiệp định TPP, Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cho biết, hiệp định không đưa ra các tiêu chuẩn mới về LĐ.
Quyền cơ bản của NLĐ được đảm bảo tốt hơn trong TPP |
Các tiêu chuẩn về LĐ được đề cập trong Hiệp định TPP chính là các tiêu chuẩn LĐ được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO, bao gồm: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của NLĐ và người sử dụng LĐ (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO); xóa bỏ LĐ cưỡng bức và LĐ bắt buộc (theo Công ước số 29 và số 105 của ILO); cấm sử dụng LĐ trẻ em, xóa bỏ các hình thức LĐ trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111 của ILO). Đối với những nội dung liên quan đến xóa bỏ LĐ cưỡng bức, LĐ trẻ em và xóa bỏ phân biệt đối xử trong LĐ, về cơ bản hệ thống pháp luật của Việt Nam đã phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết của hiệp định. Việt Nam đã và đang triển khai một số chương trình hành động quốc gia để thực thi các tiêu chuẩn trên trong thực tiễn. Đối với cam kết về đảm bảo điều kiện LĐ liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn LĐ, hệ thống luật pháp của Việt Nam về cơ bản đã quy định đầy đủ về những nội dung này nên không có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung.
Về quyền thành lập tổ chức đại diện của NLĐ, theo hiệp định, Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của NLĐ trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của NLĐ tại cơ sở. Tổ chức của NLĐ tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng LĐLĐ Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức của NLĐ, sau khi hoàn tất thủ tục nói trên, sẽ có một số quyền tự chủ nhất định phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam. ILO cũng như TPP luôn nhấn mạnh việc tất cả các tổ chức của NLĐ phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nước sở tại cũng như phải hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức của NLĐ phải bảo đảm theo đúng các tiêu chuẩn của ILO là để đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích của NLĐ tại doanh nghiệp mà họ làm việc thông qua các hình thức tương tác được quy định trong pháp luật, bao gồm đối thoại, thương lượng tập thể, đình công và các hành động tập thể khác trong quan hệ LĐ.
Các tổ chức của NLĐ không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động nào ngoài tôn chỉ mục đích phù hợp với quy định của ILO, đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Để đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ như đã nêu trên, hiệp định cũng bao gồm các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của NLĐ để không bị người sử dụng LĐ can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hoá hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của NLĐ; bảo đảm nghĩa vụ thương lượng trên tinh thần thiện chí của người sử dụng LĐ khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của NLĐ về tiền lương và các điều kiện LĐ khác cho NLĐ. Sau một thời gian chuẩn bị là 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam (tức là khoảng 7 năm kể từ khi ký hiệp định), các tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở có thể gia nhập hoặc thành lập tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn này cũng phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, không trái với các tiêu chuẩn của ILO. Thời gian này là để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức bộ máy để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho NLĐ.
“Việc các nước dành một khoảng thời gian hợp lý để Việt Nam chuẩn bị là việc chưa từng có tiền lệ, thể hiện uy tín của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết về bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho NLĐ”- Phó Chủ tịch Mai Đức Chính khẳng định. Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cũng đánh giá, khi Hiệp định TPP có hiệu lực sẽ đặt ra những thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của tổ chức CĐ. Nếu CĐ hoạt động thật sự có hiệu quả và mạnh dạn đấu tranh nói lên được tiếng nói bức xúc của NLĐ, các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ gia nhập vào tổ chức CĐ Việt Nam, tạo thêm sức mạnh cho tổ chức CĐ Việt Nam. Ngược lại, nếu CĐ hoạt động hời hợt, không hiệu quả và không đấu tranh cho quyền lợi của NLĐ, các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ không gia nhập vào CĐ Việt Nam, mà họ tự liên kết lại để bảo vệ quyền lợi của NLĐ có hiệu quả hơn tổ chức CĐ hiện tại và chắc chắn tổ chức CĐ hiện tại chỉ là hình thức, không có sức mạnh thực sự và đây là một thử thách vô cùng to lớn đối với tổ chức CĐ.
Chính vì vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang xây dựng chương trình hành động với một số nhóm giải pháp chủ yếu. Trong đó, khâu then chốt là xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ phải là những thủ lĩnh thực sự của phong trào công hiểu được nỗi khổ và thở được hơi thở của CN và do đó phải đổi mới công tác cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động CĐ theo phương thức mới. Thứ hai, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ nghiên cứu sửa đổi Điều lệ CĐ Việt Nam và tham gia sửa đổi pháp luật LĐ và CĐ theo hướng xác định lại và xác định rõ nội dung trọng tâm theo thứ tự ưu tiên của các cấp CĐ, trong đó cần tập trung thực hiện những nội dung liên quan đến chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và các vấn đề về quan hệ LĐ, giảm bớt các nhiệm vụ khác ngoài CĐ và ít liên quan đến quan hệ LĐ. Thứ ba, phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động CĐ thiết thực, hiệu quả. Thứ tư, phải sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên theo hướng tinh gọn, phù hợp với tình hình mới và cuối cùng là tập trung nguồn lực nâng cao năng lực hoạt động của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.
NGỌC TÚ (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33