Quy định mới về nhập khẩu ô tô: Kẻ khóc người cười
Chiếc ôtô duy nhất được nhập khẩu trong tuần Tết Nguyên Đán | |
Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu ô tô con trong một tuần? |
Doanh nghiệp nhập khẩu “khóc thét”
Có thể nói, những ngày đầu năm 2018, thị trường ô tô tại Việt Nam trở nên “nóng” hơn bởi, những quy định mới về nhập khẩu ô tô có trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xe đã qua sử dụng nhập khẩu mà hơn thế nữa, còn có những quy định thực sự gây “trở ngại” cho việc nhập khẩu ôtô mới (chưa qua sử dụng).
Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô hiện đang kiến nghị Chính phủ tạm hoãn thực hiện Nghị định 116. |
Với những vướng mắc liên quan đến các thủ tục quy định tại Nghị định 116, từ cuối năm 2017, hàng loạt các thương hiệu ôtô lớn hiện có mặt tại Việt Nam như Toyota, Honda, Ford… đã tạm dừng nhập khẩu xe, do không thể đáp ứng nổi các yêu cầu mới.
Chính vì vậy, trong thời gian cuối năm 2017 và đầu năm 2018, do sự khan hiếm nguồn cung, đối với các mẫu xe nhập khẩu như Toyota Fortuner, Ford Everest…, để sở hữu được những dòng xe này, khách hàng sẽ phải trả thêm những khoản tiền chênh lệch, hoặc tiền phụ phí cho việc mua xe, ngoài giá bán đã công bố.
Trích 1 số nội dung liên quan đến Nghị định 116/2017/NĐ-CP - Đối với ô tô nhập khẩu: - Khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; - Quy định đường chạy thử (800m). - Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. - Ô tô nhập khẩu có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận. |
Theo chia sẻ của nhân viên bán hàng tại Show room Toyota Long Biên, kể từ khi Nghị định 116 được công bố, nhiều mẫu xe của hãng có giá bán chênh lên 200 – 300 triệu đồng. Riêng đối với dòng xe Fortuner và một số dòng xe khác, khách hàng muốn sở hữu xe thì phải đặt cọc và chờ đợi đến tận quý 3/2018.
Thậm chí, với thời hạn chờ xe gần 1 năm như vậy, nhân viên này cũng không dám khẳng định, liệu xe có thể được nhập về hay không. Điều này có thể thấy, việc người tiêu dùng kỳ vọng vào việc giá xe ô tô sẽ giảm trong năm 2018, khó thành hiện thực. Bởi, việc ô tô không thể nhập khẩu về Việt Nam (ngoài thị trường ASEAN) trong đầu năm 2018, đã khiến thị trường ô tô xảy ra tình trạng khan hiếm và vô hình chung đẩy giá bán của nhiều mẫu xe lên cao.
Trước những khó khăn từ Nghị định 116, các thành viên của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã gửi kiến nghị quyết liệt đến các bộ, ngành liên quan đề nghị: Tạm hoãn thi hành các quy định tại Nghị định 116.
Đề cập đến Nghị định 116, ông Toru Kinoshita - Chủ tịch VAMA cho rằng, một số quy định trong Nghị định 116 không tuân thủ thông lệ quốc tế, các cam kết quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và nhập khẩu ô tô của các thành viên VAMA.
Trong đó, việc quy định xuất trình giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) đã không tồn tại ở nhiều nước, bởi hệ thống đăng kiểm ở nước ngoài như Mỹ, Nhật…không giống như ở Việt Nam và hệ quả là đến nay, hầu như không có chiếc ô tô nào được nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 1/1/2018 đến nay.
Đại diện VAMA cũng cho rằng, Nghị định trên được công bố làm tăng thêm nhiều chi phí (1 bài kiểm tra khí thải mất đến 2 tháng và chi phí lên đến 10.000 USD), tăng thời gian thông quan đối với tất cả nhà nhập khẩu ô tô, dẫn tới việc giá xe tăng cao.
Nghị định còn tạo ra sự đối xử không công bằng giữa nhà sản xuất ô tô trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. “Với những quy định mới từ Nghị định 116, rất có thể một số thành viên của VAMA sẽ phải ngừng hoạt động tại Việt Nam vì quy định đường chạy thử, mặc dù đã có thời gian hoạt động hơn 20 năm”, Chủ tịch VAMA nhấn mạnh.
Đề cập đến Nghị định 116, ông Phạm Văn Dũng – Tổng Giám đốc Ford Việt Nam cho rằng, từ khi ban hành Nghị định 116 đến nay chỉ hơn 2 tháng, với đặc thù ngành ô tô để có thể thay đổi chiến lược thì cần thời gian từ 15 – 24 tháng, chưa kể tầm 4 tháng đặt hàng nước ngoài.
Vì thế, với Nghị định 116 Ford Việt Nam đang gặp vấn đề với 1 dòng xe của Mỹ và mỗi ngày phải chi khoảng 1000 USD chi phí kho bãi tại cảng của Mỹ và đề nghị được nhập lô xe này và không thử nghiệm theo lô để giảm thiệt hại. Về các quy định liên quan đến đường thử, VTA, kiểm tra theo lô…đại diện Ford Việt Nam cũng cho rằng cần phải xem xét lại và nhiều quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Doanh nghiệp nội đồng thuận
Trái với những lo lắng từ phía các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, với Nghị định 116, các nhà sản xuất xe trong nước lại vô cùng hào hứng và ủng hộ việc Chính phủ banh hành Nghị định trên.
Đề cập đến quy định VTA, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Thaco Trường Hải cho rằng, VTA đã có từ năm 2006 và nó không chỉ được áp dụng đối với riêng các dòng xe nhập khẩu, mà áp dụng cho cả các dòng xe sản xuất trong nước. “Tại Việt Nam, thực tế chưa đủ điều kiện thử nghiệm, nên việc yêu cầu cấp giấy VTA là cần thiết và Thaco khi xuất khẩu xe sang Đài Loan cũng đã phải nộp giấy chứng nhận này, cùng với việc thực hiện thử nghiệm theo lô”, ông Dương nhấn mạnh.
Cũng theo ông Dương, Nghị định 116 ra đời là để đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và bảo trì bảo dưỡng xe ô tô vào ngành kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo việc kiểm soát điều kiện về môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và công bằng cho các doanh nghiệp trong nước.
Đồng tình với ý kiến của ông Dương, ông Lê Hồng Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công và đại diện hãng GM Việt Nam cũng cho rằng, giai đoạn đầu thực hiện Nghị định 116 sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn ủng hộ chiến lược của Chính phủ. Các đại diện này cũng cho rằng, Nghị định 116 xuất phát từ quan điểm đưa ngành nghề sản xuất nhập khẩu ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để bảo đảm an toàn, quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước những ý kiến trái chiều từ các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất ô tô trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định, quy trình làm Nghị định 116 tuân thủ nghiêm túc quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong khi đó, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho rằng, Nghị định 116 lần này đưa ra những điều kiện bắt buộc mà gần như nước nào cũng có chứ không phải riêng Việt Nam. Cụ thể, với các quy định về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại hay kiểm định theo từng lô, ông Thọ cho rằng đã bàn bạc kỹ, một xe khi nhập vào Việt Nam dứt khoát phải có tên tuổi, hồ sơ, gắn liền trong một lô hàng…
Thiết nghĩ, với việc Nghị định 116 ra đời, nó sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, đào thải những doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe có quy mô nhỏ, hướng tới phát triển một nền công nghiệp ô tô có tính dài hạn. Tuy nhiên, trước mắt có thể thấy người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi và các doanh nghiệp nhập khẩu đang lao đao trong việc thực hiện theo quy định mới từ Nghị định 116.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50