Quy định hiện hành về số giờ làm thêm: Người lao động đề nghị giữ nguyên

64,7% người lao động (NLĐ) được hỏi đều chọn phương án 1, tức là giữ nguyên quy định về số giờ làm thêm dưới 30 giờ/tháng như hiện hành. Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu của Trung tâm phát triển và hội nhập vừa công bố cho thấy: Đa số NLĐ mong muốn giữ nguyên quy định hiện hành vì cần dành thời gian chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái và dành cho cuộc sống xã hội.
quy dinh hien hanh ve so gio lam them nguoi lao dong de nghi giu nguyen Công nhân sẽ kiệt sức nếu tiếp tục tăng giờ làm thêm
quy dinh hien hanh ve so gio lam them nguoi lao dong de nghi giu nguyen Người lao động được làm thêm không quá 300 giờ/năm

Không đảm bảo sức khỏe

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm phát triển và hội nhập phối hợp với LĐLĐ tỉnh Hải Dương, LĐLĐ Đồng Nai... tiến hành thảo luận 15 nhóm công nhân, thu thập 9 trường hợp điển hình tại 4 tỉnh, thành phố như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, TP.HCM; khảo sát online với 507 phản hồi cho thấy: Xét theo loại hình doanh nghiệp cũng có sự khác biệt đáng kể về số giờ làm thêm. Cụ thể: Dưới 30 giờ/tháng ở Công ty cổ phần: chiếm 89,7%; doanh nghiệp nhà nước: 67,9%; doanh nghiệp tư nhân: 60,8%.

quy dinh hien hanh ve so gio lam them nguoi lao dong de nghi giu nguyen
Tăng số giờ làm thêm nhiều, nhiều lao động nữ phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp.

Về số giờ làm thêm, tại TP.HCM và Đồng Nai, thời gian làm thêm phổ biến 2 giờ/ngày và 3 ngày/tuần, một số doanh nghiệp có đơn hàng nhiều thì làm thêm 5 ngày liên tục trong tuần; trong khi đó tại Hải Dương, lao động làm thêm 4 giờ/ngày, trong 5 ngày liên tục/tuần.

Về số giờ làm thêm từ 31-60 giờ/tháng, ngành da giày chiếm cao nhất (40,5%); ở ngành chế biến thực phẩm là 36% và dệt may 35,4%. Điều này dẫn tới tình trạng mệt mỏi, mất sức do tính chất công việc của công nhân phải thường xuyên ngồi hoặc đứng trong quá trình làm việc, sau đó lại tiếp tục làm thêm nhiều giờ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động hiện đang đưa ra 2 phương án điều chỉnh.

Cụ thể: Phương án 1: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ; tuy nhiên, tổng số giờ làm thêm của NLĐ không được vượt quá 600 giờ trong 1 năm.

Phương án 2: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ.

Thực tế, với phần lớn công nhân khu công nghiệp, nếu chưa làm thêm, thu nhập khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/tháng, sau làm thêm, tăng ca, sẽ đảm bảo từ 8-9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca là công nhân thiếu thời gian chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, đưa con đi chơi…

Hiện có tới 80% lao động nữ làm việc trong ngành may mặc và 75% lao động nữ trong ngành điện tử, vì vậy, nếu theo phương án 2 hoặc 3 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động đều có tác động tiêu cực tới lao động nữ.

Trong 1 phỏng vấn sâu, một công nhân may tại Hải Dương, thường xuyên làm thêm trên 60 giờ/tháng cho biết: “Công nhân may thường bị đau bắp chân, mỏi chân do phải đứng nhiều. Trong khi đó, công nhân không hay đi khám sức khỏe định kì. Trong công ty có một vài công nhân đã bị ngất có khi là 2 lần/ngày vì đứng nhiều mà bị choáng”.

Đó là chưa kể công nhân thường bị mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp như mệt mỏi, đau lưng, đau đầu do ngồi nhiều, ít vận động, đau vai, đau tay, mờ mắt. “Do áp lực công việc, hàng nhiều nên thường căng thẳng, không chịu đi ăn cơm, ngồi làm cố dẫn đến đau bao tử, thậm chí hàng nhiều không dám đi vệ sinh dẫn đến có người bị sỏi thận vì chỉ uống có 300ml/ngày”, một công nhân nhập cư làm việc tại TP.HCM cho biết.

Thiếu thời gian chăm sóc gia đình

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động hiện đang đưa ra 2 phương án điều chỉnh. Cụ thể: Phương án 1: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ; tuy nhiên, tổng số giờ làm thêm của NLĐ không được vượt quá 600 giờ trong 1 năm.

Phương án 2: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ.

Thực tế, với phần lớn công nhân khu công nghiệp, nếu chưa làm thêm, thu nhập khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/tháng, sau làm thêm, tăng ca, sẽ đảm bảo từ 8-9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca là công nhân thiếu thời gian chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, đưa con đi chơi…

Hiện có tới 80% lao động nữ làm việc trong ngành may mặc và 75% lao động nữ trong ngành điện tử, vì vậy, nếu theo phương án 2 hoặc 3 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động đều có tác động tiêu cực tới lao động nữ.

Kết quả khảo sát của Trung tâm phát triển và hội nhập cho thấy: Trên 50% lao động cho rằng tăng ca ảnh hưởng tới việc đưa đón con cái đi học, chăm sóc và dạy dỗ con cái, thời gian giao lưu giữa các thành viên trong gia đình. Thậm chí, nó có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển cá nhân và xung đột gia đình.

Chị Nguyễn Thị Lành- công nhân nhập cư tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) cho biết: Khoản tiền tăng ca chỉ đủ cho tôi bù vào việc thuê người trông con nên nếu xét kỹ, không tăng ca để dành thời gian đó chăm con, vừa gắn kết tình cảm gia đình lại không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nhiều lao động nữ tại khu công nghiệp cũng phàn nàn về việc do tăng ca nhiều nên phải gửi con về quê sống với ông bà khiến mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở nên lỏng lẻo và dần mờ nhạt.

“Nếu tăng ca nhiều, phụ nữ thường là người chịu áp lực lớn hơn vì vừa phải chăm lo gia đình trong khi vẫn phải làm thêm giờ. Vì vậy, tôi đề nghị các nhà quản lý nên xem xét, tính toán giữ nguyên số giờ làm thêm như quy định hiện hành”, chị Nguyễn Thị Lành đề xuất.

N.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động