Quận Hà Đông tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Từng bước nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề | |
Chung tay đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn |
Nâng cao chất lượng lao động
Theo Phó chủ tịch UBND quận Phạm Thị Hòa, trong quá trình thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, UBND quận đã lồng ghép đề án trong các văn bản chỉ đạo UBND các phường, các phòng, ban chức năng. Trung tâm giới thiệu việc làm chủ động thực hiện rà soát điều tra cơ bản số lao động có nhu cầu học nghề và các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư trên địa bàn có nhu cầu học nghề, doanh nghiệp có nhu cầu về lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động quận.
Dạy nghề cho lao động nông thôn tại phường Phú Lương |
Với những giải pháp tích cực, đồng bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở quận Hà Đông đã đạt những kết quả tích cực. Tính đến thời điểm này, quận Hà Đông đã triển khai dạy nghề được 25 lớp. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 3 lớp cho 105 người; đào tạo nghề phi nông nghiệp là 13 lớp cho 445 người. Số lượng học nghề xong đã có việc làm là 3822/5251 đạt 72,79%. Trong đó, lao động được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng là 1.253 người, thành lập tổ hợp tác là 447 người; tự tạo việc làm là 2.140 người.
Số lớp đã khai giảng và ký hợp đồng dạy nghề là 25 lớp bao gồm: Trường Trung cấp đa ngành Vạn Xuân, Trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, Trường cao đẳng nghề Văn Lang, Trung tâm Dịch vụ việc làm 20/10, Công ty TNHH đào tạo nghề thời trang tóc và thẩm mỹ Mai Nương. Tổng kinh phí UBND quận đã phê duyệt đặt hàng dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề là 2.606.950.000 đồng. Theo đánh giá của UBND quận, hầu hết các lớp tổ chức đều đảm bảo quân số, chương trình giảng dạy, học viên đi học đầy đủ.
Tăng cường công tác giám sát
Cũng theo bà Phạm Thị Hòa, 6 tháng cuối năm, quận Hà Đông có kế hoạch tiếp tục triển khai dạy nghề cho khoảng 600 lao động nông thôn trong đó: dạy nghề nông nghiệp cho 105 học viên, dạy nghề phi nông nghiệp cho 495 học viên. Nhóm đối tượng thu hồi đất là 550 học viên, nhóm đối tượng lao động nông thôn khác là 50 học viên; 100% học viên được cấp chứng chỉ nghề, 80 % trở lên học viên có việc làm sau khi đào tạo.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông cho các phường trên địa bàn quận. Để đạt kế hoạch, UBND quận huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và các doanh nghiệp ở địa phương vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, huy động nguồn lực dạy nghề. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện đề án trên địa bàn, để kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, tồn tại, thiếu sót trong tổ chức thực hiện.
Dù đạt những kết quả tích cực, song công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở quận Hà Đông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề song hạn chế về trình độ văn hóa, khó tiếp thu kiến thức, nhiều người ở độ tuổi trung niên ngại đi làm xa. Yếu tố khách quan, việc giao đất dịch vụ sau thu hồi đất để hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp còn chậm, học viên sau học nghề khó khăn về mặt bằng, cơ sở; Đối với học viên tham gia các nghề trồng hoa, trồng nấm phụ thuộc vào yếu tố thời vụ, vốn đầu tư, hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nên việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế.
Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đạt hiệu quả, quận Hà Đông kiến nghị, đối với UBND thành phố, sớm phân bổ kinh phí dạy nghề lao động nông thôn năm 2016 để quận triển khai thực hiện. Đối với Sở LĐ TB&XH, có chính sách hỗ trợ giống cây, vật tư... cho các học viên tham gia lớp đào tạo nghề nông nghiệp có nhu cầu đầu tư, áp dụng các mô hình sản xuất mới vào sản xuất. Hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật sản xuất rau an toàn trên diện tích 50 ha trên địa bàn phường Đồng Mai nhằm giúp nông dân mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn. Quận Hà Đông cũng đề nghị Sở LĐ, TB&XH tham mưu cho UBND thành phố cấp bổ sung kinh phí năm 2014 để phòng LĐ TB&XH thanh quyết toán đối với các trường nghề đã dạy và để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo năm 2014; tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ các phòng LĐ – TB&XH phụ trách công tác đào tạo nghề và lãnh đạo phường có sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện đề án.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23