Phụ nữ Thủ đô chung tay giảm rác thải nhựa
Phát huy nét đẹp người phụ nữ Thủ đô | |
Chú trọng giáo dục pháp luật cho phụ nữ Thủ đô |
Dùng làn, túi vải thay túi nilong
Đã trở thành thói quen, chị Tô Thị Thu Thuỷ, Khu dân cư 2, phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng thường xuyên sử dụng túi vải đi chợ thay vì dùng túi nilon như trước đây. Chị Thuỷ cho biết: “Mỗi ngày tôi đi chợ khoảng 2 lần, sáng và chiều. Mỗi lần đi chợ, tôi lại mang về hàng chục túi nilon đựng cá, thịt, rau. Từ khi Hội Phụ nữ quận phát động phong trào “Ngày Chủ nhật không túi nilon” và phát túi vải đi chợ, tôi đã nhận ra tác hại của túi nilon với môi trường và đã dùng túi vải đi chợ để đựng thức ăn.
Hiện tại, không chỉ riêng ngày Chủ nhật, ngày nào đi chợ tôi cũng mang theo túi vải”. Nhận thấy lợi ích của việc hạn chế sử dụng túi nilon, chị Thuỷ cũng như các hội viên, phụ nữ khác trong quận Hai Bà Trưng đã trở thành những tuyên truyền viên, kêu gọi, vận động các chị em khác và người dân cùng tham gia, hình thành thói quen bảo vệ môi trường.
Các chị em Hội Phụ nữ huyện Thường Tín được phát làn đi chợ. |
Bà Nguyễn Xuân Diệp, Chủ tịch Hội LHPN quận Hai Bà Trưng cho biết: Ban đầu, khi mới triển khai phong trào hạn chế sử dụng túi nilon, Hội LHPN quận cũng gặp phải khó khăn là làm sao để thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của mọi người. Trong các buổi sinh hoạt, các chi hội đã lồng ghép, đồng thời phân tích, chia sẻ cho hội viên hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon tới sức khỏe, môi trường. Nhiều chi hội phụ nữ đã sân khấu hóa, làm tiểu phẩm để việc tuyên truyền hiệu quả hơn.
Vừa qua, nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ, tiểu thương kinh doanh và người dân về tác hại của túi nilon đối với môi trường, tạo thói quen hạn chế và hướng đến không sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh, Quận Hội đã phát tặng hơn 3.000 túi vải thân thiện với môi trường cho hội viên, phụ nữ trong quận. “Chúng tôi xác định đây là hoạt động ý nghĩa nên đã họp, triển khai và kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, mua túi vải để phát cho chị em. Khi được hội phụ nữ tặng túi các chị em rất phấn khởi, đồng ý từ nay sẽ mang túi vải để đi chợ”, bà Điệp cho biết.
Thời gian qua, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm cũng đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích hội viên phụ nữ và người dân tái chế và tái sử dụng rác thải trong sinh hoạt... Trong đó, mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ gấp và sử dụng túi giấy, hạn chế sử dụng túi nilon” đã thu hút đông đảo chị em phụ nữ trong quận tham gia, trở thành những tuyên truyền viên nòng cốt phối hợp với công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn thường xuyên nhắc nhở người dân thu gom túi nilon trong các gia đình hội viên theo định kỳ.
Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, chị em còn tận dụng những tờ giấy báo cũ, bìa cũ, những tờ lịch đã qua sử dụng để gấp thành các loại hộp, túi sử dụng hàng ngày đi chợ, đi siêu thị, vừa tiết kiệm, hạn chế được một lượng đáng kể túi nilon thải ra môi trường. Ngoài ra, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm còn vận động hội viên thực hành “2T” là tận dụng, tiết kiệm các nguyên vật liệu cũ để tái chế thành các sản phẩm có giá trị thay thế, hạn chế xả rác thải, phế liệu bừa bãi vừa gây vệ sinh môi trường, vừa lãng phí phế liệu.
Đổi phế liệu giữ màu xanh, gây quỹ từ thiện
Nhiều mô hình thiết thực khác cũng được các Hội Phụ nữ triển khai như: Quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy phối hợp với ban quản lý các chợ tổ chức tuyên truyền qua loa truyền thanh tại các chợ vận động nữ kinh doanh khối chợ giảm thiểu sử dụng túi nilon để gói hàng bán cho khách, cử 86 lượt cán bộ cơ sở tham gia bảo vệ môi trường tại các hồ vào dịp Tết 23 tháng Chạp, nhắc nhở người dân thả cá xuống hồ không thả thi nilon, không thả tro vàng mã và các đồ thờ làm ô nhiễm hồ. Hay huyện Ba Vì chỉ đạo điểm mô hình phân loại rác thải từ hộ gia đình với 125/125 hộ tham gia; huyện Gia Lâm tổ chức hội thi “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường” trong đó có nội dung tuyên truyền hội viên phụ nữ và nhân dân hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon”.
Hội phụ nữ quận Tây Hồ mở lớp tập huấn “Đan làn nhựa đi chợ thay thế cho dòng túi nilon để bọc sản phẩm đi chợ”, huyện Phúc Thọ phát động mọi nhà, mọi người với nước sạch, môi trường sạch và nông nghiệp sạch” với sự tham gia của trên 1.800 cán bộ, hội viên phụ nữ. Ngoài ra, các cấp Hội cũng đã tổ chức phát miễn phí 4.272 làn nhựa, gần 10.000 túi thân thiện với môi trường cho hội viên đi chợ; vận động các hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nhà…
Mô hình “Đổi phế liệu giữ màu xanh, gây quỹ từ thiện” cũng tiếp tục được triển khai tại 148 cơ sở thuộc 9 quận, huyện như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hà Đông, Long Biên, huyện Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên đã thu được trên 300 triệu đồng ủng hộ vào quỹ từ thiện để giúp đỡ hội viên, phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp phụ nữ và nhân dân tham gia. Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, 100% cơ sở Hội làm nòng cốt ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, bóc xóa biển quảng cáo sai quy định, thu gom xử lý rác thải, vỏ nhựa thuốc bảo vệ thực vật tại các đồng ruộng…
Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh khẳng định, những mô hình trên của các chị em phụ nữ đã góp phần không nhỏ vào việc giảm thải rác nhựa ra môi trường. Ðồng thời là những tấm gương để tuyên truyền đến nhiều người dân trong thành phố cùng hưởng ứng tham gia. Những mô hình hay sẽ được nhân rộng, qua đó cùng chung tay vào xây dựng thành phố xanh vì môi trường.
Tuy nhiên, bà Kim Anh cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào “Chống rác thải nhựa” vẫn còn có hạn chế như: Chưa nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành; một số hoạt động, hội nghị của cơ quan chuyên trách Hội vẫn sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ; ý thức của một bộ phận cán bộ, phụ nữ và nhân dân còn chưa nhận thức được tác hại do rác thải nhựa gây ra nên còn sử dụng quá nhiều các sản phẩm làm từ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày. Bà Kim Anh cho hay, để nhân rộng hiệu quả mô hình, thời gian tới cần tổ chức hội nghị tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh, thành trong triển khai phong trào chống rác thải nhựa cũng như đề xuất cấp Trung ương Hội có những cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03