Phòng chống tác hại của thuốc lá bắt đầu từ ý thức cá nhân
Quyết liệt đẩy lùi tác hại của thuốc lá | |
Bệnh viện Việt Đức đi đầu trong việc “Nói không với thuốc lá” | |
Nhiều hoạt động trong phòng chống tác hại của thuốc lá |
Thủ phạm số một của ung thư phổi
Các chuyên gia y tế đã có nhiều khuyến cáo về tác hại của thuốc lá. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và các cơ quan khác.
Nhiều hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. |
Đặc biệt, khói thuốc lá được khẳng định là thủ phạm chính dẫn đến ung thư phổi. Theo các chuyên gia y tế, giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày. Những người không hút thuốc kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng.
Nhiều người biết về tác hại của việc hút thuốc lá tuy nhiên cũng không ít người cho rằng chỉ những người trực tiếp hút mới nguy hiểm. Thực tế người hít phải khói thuốc hay còn gọi là hút thuốc thụ động có nguy cơ mắc các bệnh trong đó có ung thư cao hơn người trực tiếp hút. Các nhà khoa học đã chứng minh dòng khói hỗn hợp phả ra môi trường gây ung thư mạnh hơn dòng khói chính bởi vì bị tạp nhiễm hơn, các hạt trong dòng khói này nhỏ hơn nên cũng vào sâu hơn trong tổ chức phổi.
Các mức xử phạt
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. Luật có 5 chương với 35 điều quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đặc biệt, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định các mức xử phạt cụ thể. Theo đó, nếu có sự vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, bán thuốc lá thì hành vi đó có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Cụ thể, điều 23 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Luật quy định là vậy nhưng đến nay triển khai chưa thật sự hiệu quả. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, một phần là do ý thức người dân, một phần do có chế tài xử phạt nhưng lại thiếu người đi xử phạt. Tuy nhiên, có thể nói để chống thuốc lá một cách hữu hiệu, khi mỗi người dân hiểu rõ tác hại của thuốc lá và nói “không” với nó. Ngoài ra, cần phải đi kèm với việc tuyên truyền, nhắc nhở và xử phạt nghiêm. Nếu không, quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Lâm Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21