Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội thảo về tăng trưởng
Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển ổn định | |
Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực | |
Phó Thủ tướng làm việc với 3 Bộ có tiến độ giải ngân chậm nhất |
Cùng dự có Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, một số Ủy ban của Quốc hội, Bộ, ngành và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao chủ đề của hội thảo khi cho rằng trước đây, các hội thảo chỉ tập trung bàn về tăng trưởng bền vững nhưng hội thảo này bàn tới vấn đề tạo lập nền tảng cho cả tăng trưởng nhanh và bền vững.
Với hội thảo này, Phó Thủ tướng cho rằng sẽ có ý nghĩa quan trọng để đóng góp vào quá trình tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phòng an ninh giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chiến lược cho giai đoạn 2020 - 2030.
Chia sẻ với các nhà quản lý, nhà khoa học kinh tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn hội thảo tập trung bàn luận kỹ về nội hàm của phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong đó có yêu cầu vừa phát triển bền vững, vừa phát triển nhanh để bảo đảm đất nước không tụt hậu với các nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội thảo khoa học củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững |
Các căng thẳng địa - chính trị trên thế giới và trong khu vực đang diễn biến khó lường, sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay vừa mang lại lợi ích vừa có thách thức to lớn đi kèm. “Chúng ta phải hành xử như thế nào với cuộc cách mạng khoa học này khi mà ta chưa tạo được đột phá khi thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và mạnh bằng công nghệ thông tin?”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu vấn đề.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chia sẻ với các nhà khoa học khi nền kinh tế đang có độ mở rất lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 193% GDP năm 2017) nên dễ chịu tác động của các bất ổn của thế giới. “Chúng tôi đang lo ngại chu kỳ “khủng hoảng 10 năm”. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ: Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương,… xây dựng báo cáo đánh giá rõ rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo, các bộ sắp hoàn thành báo cáo, phải chăng ổn định kinh tế vĩ mô phải là nhiệm vụ hàng đầu. Đây cũng là vấn đề các nhà khoa học tiếp tục cho ý kiến”.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại các thị trường xuất khẩu cũ và mở rộng thị trường sang các khu vực, quốc gia khác, không thể loay hoay chỉ có 10 thị trường chính như hiện nay. Với thị trường trong nước, Phó Thủ tướng cho rằng hai năm qua tăng trưởng trên 10%/năm nhưng cơ sở hạ tầng của thị trường nội địa còn yếu kém, cần phải được tập trung làm rõ, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường này.
Trong điều kiện Chính phủ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, điều hành chính sách kinh tế tài khoá, tiền tệ chặt chẽ, nền kinh tế không còn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng, giải ngân vốn đầu tư công gặp nhiều khó khăn mà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, Phó Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học làm rõ các yếu tố trên, đánh giá liệu nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn mới?
Các nhà khoa học cũng cần hiến kế gia tăng tính gắn kết trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên nguyên tắc “không đánh đổi phát triển kinh tế để hủy hoại môi trường, không để ai phải tụt lại ở phía sau”; tính kết nối giữa khu vực FDI và các khu vực khác trong nền kinh tế trên quan điểm “ngoại lực là quan trọng, nội lực là quyết định”.
Phó Thủ tướng cũng đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế cải thiện nhưng giá trị gia tăng của nền kinh tế lại giảm đi. “Phải chăng ta đang dịch chuyển kinh tế sang khu vực 2, 3 đòi hỏi phải đầu tư ban đầu cao hơn khu vực 1 và thời gian quay vòng lâu hơn? Ngay cả trong khu vực 1, nền sản xuất, xuất khẩu chuyển từ cây ngắn ngày sang cây dài ngày cũng cần phải đầu tư cao hơn nên hiện nay giá trị gia tăng mang lại còn đang thấp?”
“Ta nói nhiều nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng ít nói tới phát triển các thị trường như thị trường tài chính - vốn, lao động, khoa học công nghệ, hàng hoá - dịch vụ và thị trường bất động sản. Các quy chuẩn của thị trường phải được xây dựng như thế nào?”, Phó Thủ tướng phát biểu.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng các chỉ tiêu về sự bền vững của nền kinh tế là chưa có, Chính phủ mong muốn “đặt hàng” các nhà khoa học về nội dung này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25