Phố Phùng Hưng
Tôn vinh nét xưa trên phố cổ | |
Rưng rưng nhìn lại hình ảnh Hà Nội của một thời đã xa |
Năm 1900 để chuẩn bị làm cầu Long Biên, Pháp đã xây một cầu đá dài 800m trên nền chân tường thành vừa phá để dẫn tàu hỏa lên cầu Long Biên. Chiếc cầu dẫn đồ sộ với 5 nhịp cầu sắt và 129 nhịp cầu xây bằng đá theo kiểu vòm cuốn. Dưới những vòm cuốn người và xe có thể qua lại bình thường.
Có thời kỳ trong những khoang “tò vò” ấy đã trở thành nơi trú ngu của các gia đình cơ nhỡ. Vào thập niên 70-80 thế kỷ XX để đảm bảo sự bền vững chắc chắn cho cầu và sự an toàn cho đoàn tầu hỏa, ta đã xây bịt kín những vòm cuốn “tò vò” lại.
Con đường “độc đáo” ngự trên con hào thành cổ, chạy sóng đôi với chiếc cầu dẫn đồ sộ hiện đại, thực dân Pháp “kiêu hãnh” đặt tên đại lộ Henri d Oleans. Ban đầu nó chỉ là con đường chạy qua một vùng đất thưa vắng của làng mới lập “Tân Khai” (mới mở).
Phải mãi tận 20 năm sau đường mới dần dần có đông nhà cửa. Thập niên 20 đầu phố Henri d Oleans giáp vườn hoa Hàng Đậu mới có 5 ngôi nhà xây theo kiểu Vina, có vườn cây xanh mát và hàng rào sắt vây quanh. Đây là những biệt thự của chủ người Pháp và người Hoa buôn bán giầu có. Bên dẫy nhà lẻ giáp lưng với phố Hàng Cót là khu nhà của người Việt chủ là những nhà buôn hoặc quan lại xây để cho thuê. Có vài cửa hàng mở quán café, giải khát, điểm tâm, ca nhạc, khiên vũ. Khách chủ yếu là lính và sĩ quan trong thành.
Cuối phố sát với phố Hàng Bông người dân lại gọi đoạn phố ngắn này là phố Bà Đầm Đờ Măng. Nguyên do số nhà 40 trụ sở Hãng xuất nhập khẩu bông vải sợi của phụ nữ người Pháp có tên Đờ Măng (Demange). Có một nhà bán giò chả ngon nổi tiếng Hà Nội số nhà 50 bỗng dưng mang cái tên “ăn theo” - Hiệu bánh giò Đờ Măng.
Đến thập niên 30 phố Henri d Oleans mới thật sự nằm trong quy hoạch. Mặt đường rộng rãi, vỉa hè thoáng đãng, có cống thoát nước, có cây xanh bóng mát. Con phố đa phần là người “ngoại quốc”. Nhiều sĩ quan trong thành muốn được sinh hoạt tự do, thoải mái đã ra thuê hoặc tậu nhà trên phố Henri d Oleans. Thương nhân Ấn Độ buôn bán vải vóc tơ lụa phố Hàng Đào trật trội bức bối cũng muốn ra đây ở rộng rãi thoải mái.
Là con phố yên tĩnh vắng vẻ, nhiều khách sạn lớn xây trên phố như khách sạn An Cương của người Hoa, Hotel Lagasaki của người Nhật, Wader của người Pháp cùng các bệnh viện, nhà hộ sinh tư, trụ sở các hãng kinh doanh v.v…
Ngôi nhà 125 (nay là nhà tang lễ thành phố) năm 1905 là trụ sở của hội Hợp Thiện do các nhà tư sản (nay ta gọi là doanh nhân) Bạch Thái Bưởi, Phạm Sĩ Hoạch, Vũ Huy Quang, Đỗ Đình Bắc, Nguyễn Tường Phượng… sáng lập. Năm 1903-1904 vụ ôn dịch lớn xảy ra tại Hà Nội nhiều xác chết vô thừa nhận rải rác trên phố. Hội Hợp Thiện đứng ra lo chôn cất “Phù Thi Tử Lộ” cho những xác không có thân nhân. Sau này Hội Hợp Thiện ngoài việc “Độ Tử” còn chăm lo việc “Độ Sinh”: Phát cơm hàng ngày cho người đói khổ. “Mở “Viện Tế Bần”, “Dạ Lữ Viên” chăm lo chỗ ngủ, nơi trọ rẻ tiền cho người nghèo vô gia cư. Lập “Cô Nhi Viện” chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
Cuộc Khởi nghĩa của Phùng Hưng được người dân khắp vùng Giao Châu hưởng ứng. Ban đầu nghĩa quân làm chủ Đường Lâm rồi tiến lên đánh chiếm cả vùng Phong Châu. Tháng 4/791 Phùng Hưng đem quây vây đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Quân Đường bị thiệt hại nặng nề. Tướng giặc Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành rồi quá lo sợ ốm mà chết.
Phùng Hưng được nhân dân suy tôn: Bố Cái Đại Vương (ông vua là cha mẹ của dân)
Giờ đây phố Phùng Hưng không còn là phố vắng vẻ, lãnh đạm như ngày nào. Ngày chợ Đồng Xuân xây dựng lại to rộng, bề thế và sau chợ lại bị cháy phố Phùng Hưng trở thành chợ tạm Đồng Xuân. Dọc vỉa hè bên cầu dẫn là nơi buôn bán tấp nập: rau xanh, hoa quả, thịt cá, tương, cà, mắm, muối… đủ loại phục vụ người dân phố cổ. Những ngôi nhà ngày xưa cửa đóng then cài giờ đã mở tung từ thời “Mở cửa”.
Lê Nhật Tăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01