Phố bích họa Phùng Hưng: Điểm nhấn văn hoá mới của Thủ đô
Du xuân trên phố bích họa Phùng Hưng |
Từ con phố bị lãng quên
Theo tài liệu lịch sử, phố Phùng Hưng xưa kia thuộc thôn Tân Khai, được xây trên nền con hào nước bao quanh thành Hà Nội. Đây chính là không gian giao thoa và chuyển tiếp từ khu vực Hoàng thành Thăng Long sang khu vực phố cổ. Năm 1889, con hào nước bị lấp đi khi phá dỡ tường thành. Năm 1902, người Pháp đã cho xây dựng công trình đường sắt nối ga Hàng Cỏ đến ga Long Biên, được đỡ bởi bức tường thành dài có những ô vòm được đánh số từ 1 đến 132.
Hiện nay, đi qua phố Phùng Hưng người ta vẫn thấy một bức tường thành dài có những ô vòm bịt kín với những ô hình ngũ giác. Hơn 100 năm qua, bức tường trên phố Phùng Hưng là tấm gương soi chiếu vào lịch sử Hà Nội, gắn liền với ký ức của người dân Thủ đô.
Hai em nhỏ bên mô hình “Máy nước công cộng”. |
Con phố này từng một thời sôi động với tuyến đường sắt quan trọng đóng góp tích cực trong cuộc sống nơi đô thị. Tuy nhiên, theo thời gian, không gian tại đây đã có lúc bị lãng quên và trở nên nhếch nhác. Hai bên con phố là những bãi gửi xe tự phát, những chiếc xe rác được tập kết và chiếm dụng vỉa hè. Bác Nguyễn Văn Thành, cư dân của phố Phùng Hưng cho biết: “Gia đình tôi sống ở đây từ Pháp thuộc nên từ lúc tôi sinh ra đã thấy ô vòm trước nhà. Trong ký ức của tôi, ô vòm này từng là nơi tá túc của rất nhiều gia đình tha hương cơ nhỡ.
Mỗi ô là một nhà, họ nấu nướng, sinh hoạt trong đó. Sau đó, các vòm cầu rỗng dần bị bịt kín lại vì có thời điểm nơi đây xảy ra nhiều tệ nạn. Thời gian trôi qua, dù mang trong mình những dấu vết văn hóa – lịch sử, nhưng nơi đây dường như bị lãng quên. Các hạng mục công trình xuống cấp, hàng quán tự phát lấn chiếm vỉa hè, dưới chân cầu là bãi để ô tô, tập kết rác thải. Các cụ già và trẻ em đi học đều phải đi xuống lòng đường. Hình ảnh về một con phố lịch sử dần trở nên nhếch nhác, xấu xí”.
Đến không gian nghệ thuật công cộng
Nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của thành phố Hà Nội, đoạn phố Phùng Hưng đã lột xác để trở thành không gian lý tưởng cho người dân. Dự án này đã được các họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc triển khai từ tháng 6/2017. Sau 7 tháng thực hiện, những tác phẩm nghệ thuật đã thay màu áo mới cho 19 vòm cầu dài khoảng 200m trên phố Phùng Hưng (kéo dài từ Lê Văn Linh tới Hàng Cót). Hầu hết những bức bích họa ấy đều về Hà Nội xưa: Khu phố cổ Hà Nội, mô hình máy nước công cộng, gánh hàng rong, cảnh ông đồ ngồi cho chữ, tàu điện, cửa hàng Bách hóa Tổng hợp xưa trên phố Tràng Tiền…
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển nghệ thuật phía các nghệ sĩ Việt Nam cho biết: “Tôi cùng nhiều cộng sự đã dồn hết tâm huyết cho dự án này. Trải qua nhiều khó khăn, trở ngại, dự án đã hoàn thiện và ra mắt vào đầu tháng 2/2018 cùng với chợ hoa Tết. Để hoàn thành những bức họa, các họa sĩ đã có lúc phải bỏ tiền túi ra để thực hiện. Chúng tôi làm miệt mài và say mê với một tình yêu Hà Nội lớn lao, với mong muốn mang đến cho người dân sinh sống tại Thủ đô cũng như khách du lịch có một không gian văn hóa tươi mới, đầy tính tương tác”.
Tại dự án, anh cũng đóng góp mô hình “Máy nước công cộng” gợi cho người xem nhớ về một thời bao cấp. Theo họa sĩ Sơn, ngay trên chính con phố Phùng Hưng này cũng đã từng tồn tại một máy nước công cộng, đóng vị trí vô cùng quan trọng đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân khu phố. Hình ảnh dòng người xếp hàng dài đợi lấy nước gợi cho người ta nhớ về thời bao cấp tuy khó khăn, đói kém nhưng chia sẻ với nhau từng xô nước, cùng sinh hoạt, vui chơi, trò chuyện.
Nhà nghiên cứu, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế với tác phẩm “Nhà số 63 phố Phùng Hưng” lại đưa đến cho người xem một góc khác về Hà Nội xưa. Xưa kia, trên phố Phùng Hưng có rất nhiều ngôi nhà Tây nhưng sau biến động của lịch sử, những ngôi nhà này dần biến dạng và biến mất. Tác phẩm tái hiện lại những khung cửa ở ngôi nhà số 63 phố Phùng Hưng với các lớp thời gian cho thấy sự thay hình đổi mặt của ngôi nhà.
Ít ai biết, Phùng Hưng trước đây là chợ xe máy đầu tiên của Hà Nội. Với tác phẩm sắp đặt tương tác “Kim vàng giọt lệ” của họa sĩ Dương Mạnh Quyết, người xem sẽ trải nghiệm cảm giác của một quá khứ, khi mà người dân phải vật lộn mưu sinh, tích cóp để mua được một chiếc xe máy cup Honda như cả một gia tài. Hay hình ảnh con phố Hàng Mã - con phố của tết Trung thu, của những trò chơi dân gian ẩn giấu niềm hy vọng về sự trở lại của những đồ chơi truyền thống…
Chỉ một thời gian ngắn sau khi khai trương, con phố Phùng Hưng ngay lập tức đã thu hút đông đảo người dân Hà Nội và du khách đến tản bộ, chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Sự tương tác giữa người dân và con phố này như một nguồn cảm hứng kêu gọi những con người của Hà Nội hiện đại ngày hôm nay cùng nhớ về những giá trị lịch sử. Xa hơn, đó còn là một bước tiến quan trọng của Hà Nội, trong nỗ lực cải tạo những không gian nhếch nhác và từng có lúc bị lãng quên để trở thành điểm nhấn văn hóa cho cộng đồng.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03