Phát huy giá trị của danh hiệu "Thành phố vì hòa bình"
Những điểm chụp ảnh không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội | |
Nhộn nhịp phố đi bộ Hồ Gươm | |
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học |
Ngày 16/7/1999, Hà Nội được Tổ chức Giá dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, do đã đáp ứng được các tiêu chí: Sự bình đẳng trong cộng đồng; Xây dựng đô thị; Giữ gìn môi trường sống; Thúc đẩy phát triển văn hóa – giáo dục; Chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.
Thủ đô Hà Nội luôn tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và không ngừng nỗ lực vươn lên. (ảnh: NC) |
Gần 20 năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và không ngừng nỗ lực vươn lên, giành được những thành tựu to lớn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng, hội nhập và đối ngoại,…
20 năm không phải là thời gian dài so với 1000 năm lịch sử của Thăng Long – Hà Nội, song đây cũng là khoảng thời gian chứng kiến nhiều thay đổi của Hà Nội cả về diện tích (năm 2008, trước yêu cầu nâng tầm vị thế của Thủ đô, Hà Nội đã được mở rộng địa giới hành chính với quy mô diện tích từ 924km2 lên 3.344km2), dân số, sự tăng trưởng kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh trật tự được giữ vững, đa dạng về màu sắc văn hóa…
Trên nền tảng truyền thống tốt đẹp được gìn giữ qua các chặng đường lịch sử, sự ghi nhận và mong muốn của bạn bè quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ phát triển mới, Hà Nội đã phát huy tốt vai trò là “trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, và đầu mối giao dịch quốc tế”. Năm 2018, Hà Nội thu hút đầu tư trực tiếp đạt hơn 7,5 tỉ USD lần đầu tiên đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập.
Trong 3 năm (2016 - 2018), Hà Nội thu hút gần 13,25 tỷ USD, bằng hơn 2 lần giai đoạn 2011 - 2015. Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được thành phố đẩy mạnh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 83,9%, về đích sớm 2 năm. Có thêm 3 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới là Gia Lâm, Quốc Oai và Thạch Thất.
Cùng với phát triển kinh tế, Thành phố Hà Nội chú trọng công tác an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 còn 1,19%, giảm 0,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành trước 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,5% dân số, vượt 1,2% kế hoạch.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực được tổ chức thường xuyên tạo sức hút cho du lịch… Bên cạnh đó, công tác quản lý đô thị được các cấp chính quyền đẩy mạnh, quản lý hè phố, vệ sinh môi trường được duy trì tốt; ứng dụng công nghệ thông tin được quan tâm, từng bước hình thành các điều kiện xây dựng dữ liệu lớn và thành phố thông minh.
Nổi bật nhất trong các tiêu chí “Thành phố vì hòa bình” được UNESCO ghi nhận là những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong năm qua, Hà Nội luôn dành kinh phí trực tiếp cho phổ cập giáo dục. Hà Nội đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục đạt kết quả xuất sắc. Học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định tài năng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế…
Hà Nội đã sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. (ảnh: MQ) |
Tuy vậy theo thống kê, dân số Hà Nội hiện có gần 8 triệu người, gấp 3 lần so với 20 năm trước. Vì vậy, Thành phố Hà Nội đang đối mặt với những thách thức của quá trình đô thị hóa với các vấn đề về nhà ở, cung cấp dịch vụ xã hội, quản lý chất thải… Dù vậy, Thành phố Hà Nội vẫn đang ưu tiên nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, triển khai các bước cụ thể để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống...
Theo UNESCO, kết quả ấn tượng nhất đối với “Thành phố vì hòa bình” là sự thân thiện, hiếu khách của người dân đối với du khách thập phương. Đến Hà Nội, du khách được đi dạo trên đường phố với rất nhiều điểm tham quan, âm thanh và thị hiếu để trải nghiệm, đặc biệt là nó được đặt trong bối cảnh văn hóa hòa bình.
Càng đặc biệt hơn khi đúng 20 năm sau khi đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa binh”, vào ngày 27 - 28/2 tới đây tại Thủ đô Hà Nội, “Thành phố vì hòa bình” sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Đây được xem là Hội nghị “vì hòa bình” mở ra cơ hội hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Các chuyên gia văn hóa, du lịch đều nhận định, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 tại Hà Nội là cơ hội quảng bá hình ảnh Hà Nội – “Thành phố vì hòa bình” khi có hàng nghìn nhà báo từ các hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới đến đưa tin về sự kiện. Việc tổ chức thành công sự kiện sẽ nâng tầm vị thế Việt Nam trên thế giới và nhiều lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ sự kiện này.
Nhân sự kiện lịch sử này, UBND thành phố Hà Nội đã kêu gọi sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân Thủ đô bằng việc tích cực thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội với lối ứng xử lịch sự, hiếu khách từ những việc làm đơn giản hàng ngày như ý thức cao trong việc chấp hành luật lệ giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế bán hàng rong, đặc biệt không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường,... để bạn bè quốc tế có thể thấy hình ảnh một Hà Nội - Việt Nam an toàn, thân thiện, xứng đáng với tên gọi “Thành phố vì hòa bình”.
Ngày 16/7/1999 tại La Paz - Thủ đô Bolivia, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Thời điểm đó, Hà Nội là thành phố duy nhất của châu Á vinh dự được nhận danh hiệu cao quý này. Theo thống kê của sở Du lịch Hà Nội, đến nay, Hà Nội là điểm đến với nhiều du khách quốc tế từ gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những điểm ấn tượng với du khách khi đến Hà Nội là điểm đến an toàn, thanh bình với bề dày văn hóa truyền thống và sự năng động của thành phố trẻ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59