Nữ công nhân sắc thuốc Đông y luôn tận tâm với nghề

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, chị Phạm Thị Minh Nguyên, (53 tuổi, quê Hưng Yên), đã có 19 năm làm việc tại phòng sắc thuốc Đông y (Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội). Cần mẫn, cẩn trọng và có trách nhiệm với công việc là những gì mà đồng nghiệp và các bệnh nhân đánh giá về chị. Bởi vậy, với những đóng góp và nỗ lực hết mình vì bệnh viện, vì người bệnh chị đã nhận được nhiều khen thưởng của các cấp ban ngành. Đặc biệt, trong năm 2017, chị vinh dự đón nhận danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô do LĐLĐ TP. Hà Nội trao tặng.
nu cong nhan sac thuoc dong y luon tan tam voi nghe Nỗ lực góp phần phát triển nền Đông y Việt Nam
nu cong nhan sac thuoc dong y luon tan tam voi nghe Thành lập Hội đồng y khoa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chia sẻ với phóng viên câu chuyện nghề, chị Nguyên cho biết: Chị bắt đầu làm hộ lý tại bệnh viện từ năm 1985, tới năm 1999 chuyển sang làm việc tại phòng sắc thuốc - Khoa Dược bệnh viện. “Vì chuyển ngang công việc, nên bước đầu tôi cũng khá bỡ ngỡ và mất nhiều thời gian để làm quen. 4 tháng đầu tôi chỉ học những kỹ năng cơ bản, sau đó tự học hỏi để nâng cao năng lực cá nhân. Nhưng càng tiếp xúc, càng nghiên cứu và học hỏi từ những người đi trước, tôi lại càng yêu thích công việc này. Hơn nữa vốn thích tìm hiểu về những bài thuốc dân tộc, nên suốt gần 20 năm qua tôi luôn cảm thấy có tinh thần và động lực làm việc không mệt mỏi”- chị Nguyên cho biết.

nu cong nhan sac thuoc dong y luon tan tam voi nghe
Chị Phạm Thị Minh Nguyên đang rót thuốc cho bệnh nhân. (Ảnh: Minh Khuê).

Làm việc tại bộ phận sắc thuốc, chị Nguyên cùng mọi người luôn phải chủ động trong công việc. Bởi tính chất đặc thù riêng của việc sắc thuốc là yêu cầu chuẩn chỉ về thời gian sắc thuốc và giao thuốc cho bệnh nhân. Thường cứ 6h sáng bộ phận sắc thuốc nơi chị Nguyên làm việc đã phải có mặt tại bệnh viện để thực hiện việc đốt lò sắc thuốc. Làm sao để 10h bệnh nhân có thuốc uống, và không ảnh hưởng đến việc ăn nghỉ cũng như điều trị tiếp theo của người bệnh. “Và đối với việc sắc thuốc Đông y, thì khâu quan trọng là ủ thuốc. Bởi vậy chúng tôi thường phải cho thuốc sôi và ủ từ 14h ngày hôm trước, sáng hôm sau cho lò hơi sôi âm ỉ tới 10h để có nước thuốc chất lượng và đảm bảo cho bệnh nhân uống”, chị Nguyên nhấn mạnh.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc chị Nguyên cho biết, nguyên tắc khi làm việc tại bộ phận sắc thuốc chúng tôi phải đặt sự cẩn trọng nên hàng đầu. Bởi đây là một công việc theo đúng quy trình, không được thêm, bớt hay sai quy trình sắc thuốc. Và việc chia thuốc cho từng bệnh nhân, tới từng khoa cũng quan trọng không kém. Những người làm ở bộ phận sắc thuốc tuyệt đối không được sai ca đựng thuốc trong quá trình rót thuốc cho bệnh nhân. Nếu như chỉ cần lơ là sai một ấm, là dẫn tới sai cả thùng và bệnh nhân sẽ uống nhầm thuốc của nhau rất nguy hiểm.

Trong quá trình làm việc, vì sắc thuốc bằng lò hơi nên rất nóng. Theo lời chị Nguyên, gian nan nhất là vào mùa hè, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, nóng từ nhiệt độ ngoài trời, nóng từ 7 lò hơi sắc thuốc khiến công việc của các chị càng thêm vất vả. Tuy nhiên đã làm nghề là xác định theo nghề, bởi vậy dù lò hơi nóng bức cũng không khiến chị Nguyên cũng như mọi người trong bộ phận sắc thuốc nhụt chí. Được biết, chị Nguyên còn là người trực tiếp công việc cho bộ phận sắc thuốc. “Với 3 người thay nhau, chúng tôi cứ làm theo tua mỗi ngày 2 người làm một người nghỉ và xoay vòng. Chúng tôi luôn hỗ trợ, cũng như tăng ca những khi bệnh viện có việc đột xuất rất nhịp nhàng, nên công việc rất hiệu quả và trôi chảy”, chị Nguyên chia sẻ.

nu cong nhan sac thuoc dong y luon tan tam voi nghe
Chị Phạm Thị Minh Nguyên tận tâm trong việc hướng dẫn sinh viên đến bệnh viện thực tập. (Ảnh: Minh Khuê).

Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, chị Nguyên còn áp dụng những hiểu biết của mình để vận dụng chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Thay vì lạm dụng nhiều thuốc Tây, chị Nguyên hướng dẫn mọi người nên sử dụng các nguồn thuốc dân tộc, thuốc Đông y. Ngay như bản thân chị Nguyên hiện cũng đang sử dụng thuốc của bệnh viện để chữa bệnh cho mình. “Hiện tôi bị thấp khớp, nên tôi vẫn dùng thuốc điều chế của bệnh viện, ho thì sử dụng si rô ho,… đây đều là những sản phẩm do bệnh viện làm ra có thể kiểm nghiệm chất lượng nên tôi rất yên tâm sử dụng. Những loại thuốc đó, dùng cho người già, người trẻ đều tốt lại lành tính”, chị Nguyên cho biết thêm.

Trao đổi với phóng viên, Dược sĩ Nguyễn Thế Hưng, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: Chị Phạm Thị Minh Nguyên là một trong những tấm gương công nhân lao động giỏi điển hình của khoa, cũng như của bệnh viện. Về cá nhân tôi, khi giao việc cho chị Nguyên tôi rất là yên tâm. Bởi vì, trong suốt nhiều năm chị ấy luôn làm việc rất trách nhiệm, cẩn thận và không nề hà bất cứ công việc gì được giao phó. Việc sắc thuốc nghe chừng tưởng đơn giản, nhưng thực chất đòi hỏi sự cẩn trọng và tâm huyết của người sắc thuốc. Việc sắc thuốc phải đảm bảo các tiêu chí như: Sắc thuốc phải chất lượng; không bị nhầm lẫn khi giao thuốc cho bệnh nhân; không nhầm thuốc giữa các khoa phòng. Trong khi, một ngày có đến hơn 100 ca thuốc, để đảm bảo chuẩn thuốc giao cho bệnh nhân uống thì không phải đơn giản. Bởi chỉ cần một chút sai sót bệnh nhân uống nhầm thuốc sẽ ảnh hưởng đến cả qua trình điều trị bệnh.

Không chỉ trong công việc, mà trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày chị Nguyên đều rất rất chỉn chu và đúng mực. Trong suốt nhiều năm công tác tại bệnh viện, chị Nguyên luôn tâm huyết tham gia các chương trình thiện nguyện, ủng hộ giúp đỡ vì sức khỏe cộng đồng. “Đặc biệt, dù đã đứng tuổi, nhưng bản thân chị Nguyên rất hòa đồng vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, kéo co… do bệnh viện tổ chức nên tạo được không khí sôi nổi, động viên được các thế hệ thanh niên trong bệnh viện tham gia, tăng thêm tinh thần đoàn kết của mọi người trong bệnh viện”, dược sĩ Hưng cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng 26/2, trong tiết trời mưa phùn lạnh giá, 179 thanh niên ưu tú của huyện Thanh Trì với tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân. Trong hành trang về đơn vị, ngoài bộ quân phục trang nghiêm của người lính là sự quyết tâm phấn đấu, vững tin tiếp bước cha anh, tô thắm truyền thống quê hương.
Để văn hóa giao thông là "cuốn sách mở" về người Hà Nội văn minh

Để văn hóa giao thông là "cuốn sách mở" về người Hà Nội văn minh

(LĐTĐ) Đại thi hào Huy gô từng nói: "Thành phố là cuốn sách mở". Vì vậy, để du khách cảm nhận được nét văn hóa Việt Nam nói chung, về Hà Nội hào hoa, văn minh nói riêng, ngoài kiến trúc đô thị hãy bắt đầu bằng văn hóa giao thông.
Khai hội làng Giang Xá - Kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế xưng Vương và thành lập nước Vạn Xuân

Khai hội làng Giang Xá - Kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế xưng Vương và thành lập nước Vạn Xuân

(LĐTĐ) Sáng 21/2, tại cụm di tích Đền - Đình thôn Giang Xá, huyện Hoài Đức long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân; khai hội làng Giang Xá Xuân Giáp Thìn 2024.
Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

(LĐTĐ) Một trong những “không gian” để nét đẹp của người Hà Nội được thể hiện rõ nhất chính là lễ hội. Người Hà Nội có văn minh, thanh lịch hay không, phần nào đó thể hiện ở cách họ ứng xử với văn hóa dân gian truyền thống. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Những lễ hội đặc sắc sắp diễn ra trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Những lễ hội đặc sắc sắp diễn ra trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”

(LĐTĐ) Trong hai ngày 24-25/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động