Nơi lưu giữ hồn cà phê đất Hà Thành
Cà phê giúp điều trị chứng bệnh mất trí Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, uống cà phê không chỉ giúp mọi người chống lại các cơn buồn ngủ giúp đầu óc trở nên tỉnh táo, linh hoạt hơn, mà hợp chất caffeine trong cà phê còn có tác dụng như một liệu pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh mất trí chứ không chỉ là một liệu pháp ngăn ngừa. |
Tầm giữa chiều, đảo qua các con phố cà phê nổi tiếng của Hà Nội, duy chỉ có cà phê Thái là đông đến kín cả chỗ ngồi. Nói không ngoa, đến nửa con phố Triệu Việt Vương là hàng dài người ngồi uống cà phê Thái, với đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, thậm chí là những vị cao niên thất thập cổ lai hy.
![]() |
Quán cà phê 3 thế hệ cha truyền con nối này đã tồn tại tới hơn 80 năm. Vào năm 1926, cụ Đến (tự Năm Bồng, quê gốc Hưng Yên) được một cụ tên Kè thấy chịu khó, nên đã truyền cho cái nghề bán cà phê kiếm kế mưu sinh. Trải qua bao thăng trầm, quán cà phê nhỏ này được nhiều người gọi với cái tên mộc mạc dân dã, như quán ông già, quán bò, quán trung tâm rồi cà phê mộc, cà phê xổm…
Năm 1980, cụ Đến mất, thì người con trai cả tên Thái tiếp tục nối nghề. Có một dạo, người ta hay đồn nhau cà phê độn, ông Thái đưa ngay máy xay ra ngoài cửa nhà, xay liên tục 2 bao tải cà phê. Người ta bảo nhau nhà ông Thái này làm ăn nghiêm túc, thật thà. Cứ vậy, tên Thái trở thành tên quán từ bao giờ không hay.
Chú Tĩnh - con trai út của ông Thái - chia sẻ: “Ông nội tôi phiêu bạt chốn Hà Thành bán cà phê từ thời Pháp thuộc, lúc bố tôi còn chưa ra đời. Ông mắt sáng, trán vuông, cốt cách hiên ngang, phong lưu, nho nhã. Bố tôi cũng thừa hưởng những đức tính ấy của ông. Thời chiến tranh loạn lạc là thế, mà bố cũng tự học xong lớp 7, giỏi kế toán, đánh máy mười ngón, lại biết cả gò hàn cứ như học viên bách nghệ thời Tây rồi kinh qua qua đủ nghề - từ đánh máy, kế toán, cắt tóc nam…”.
Sau này, ông Thái tiếp tục nối nghề của bố một cách “bất đắc dĩ”. Nói vậy, vì lúc này ông đang là xã viên hợp tác xã vận tải.
Chị Tú Oanh – cháu gái đầu của ông - kể: “Quá trình ông xây dựng phát triển như nào thì tôi không biết, nhưng từ lúc nhận thức được thì quán ông đã là quán đông nổi tiếng bậc nhất Hà Nội thời bấy giờ. Ông dậy từ 5 giờ sáng, dọn hàng, chỉ đạo rang xay, chọn củi chọn cà. 12 giờ trưa nghỉ 1 tiếng, rồi bán đến 7 giờ tối. Khách khứa đông nhất vào buổi sáng, náo nhiệt cả khu phố”.
Ông Thái ham học hỏi, ham chế tác và là một trong những người đầu tiên tạo ra máy rang xay cà phê, trong khi những quán khác vẫn rang thủ công như rang lạc. Thời ấy, mọi thứ không tiện lợi như bây giờ, ông phải thử nghiệm nhiều lần, bàn bạc với anh thợ để phù hợp với đặc tính của quán, để khi xay xong cà phê vừa thấm nước nở vừa đủ, vừa không bị lọt ra phin. Rồi sau đó, nhiều ngày, ông đạp xe đi tìm bác thợ thủ công nhờ chế ra chiếc phin to như cái nồi để phục vụ lượng khách quá đông của quán. Phin to, nhưng vẫn giữ được độ sánh, đậm đà của cà phê.
Ham học hỏi, cẩn thận là thế, ông Thái còn là người có tâm huyết với nghề. Nhiều tối, ông lọ mọ nơi góc bếp lấy axit khắc số 27 lên mỗi chiếc cốc thủy tinh, rồi cái thìa nào cũng đục một lỗ nhỏ như để đánh dấu thương hiệu. Sau này, chiếc tách mang thương hiệu của riêng ông được thiết kế sao cho có đủ độ dày - để người uống cầm trong lòng bàn tay, hơi ấm phả lên mũi vừa không bị hỏng mùi và vừa vẫn giữ được độ nóng đến giọt cuối cùng.
Cà phê Thái đậm, mượt như nhung, không quá đắng, cũng không bị chua. Khách đến quán ngày càng đông vì những tâm huyết của ông như thế.
Cà phê bây giờ chưa đến 20.000 đồng/cốc, không đắt, nhưng cũng là thú vui xa xỉ và là nét đẹp của người Hà Nội. Uống cà phê vỉa hè đâu phải thức uống để vỗ về sự phè phỡn của cái dạ dày, mà lại cái thú để người ta gắn kết với nhau hơn.
Bác Tùng (Bạch Đằng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi nay đã gần 70 tuổi rồi, nhưng vẫn chỉ trung thành với cà phê Thái. Ngồi nơi đây, bồi hồi nhớ lại một Hà Nội xưa cũ, để ngẫm đời, ngẫm người, ôn lại kỷ niệm với đám bạn già”.
Ngồi vỉa hè cà phê Thái bây giờ còn có rất đông các bạn trẻ. Bạn Hồng Trang – nhân viên văn phòng - chia sẻ: “Uống cà phê có rất nhiều cách thưởng thức. Nhiều người thích uống trong quán sang trọng quanh quẩn 4 bức tường. Nhưng tôi lại thích ngồi vỉa hè ở quán này, dù mộc mạc giản dị, nhưng là cái hồn của Hà Nội xưa”.
Cà phê Thái đậm, say sóng sánh hương thơm của đất, vị ngọt của nước và cái tình của người làm nghề ở chốn Hà Thành.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Tự hào quê hương "chiếc gậy Trường Sơn"
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 21:59

Ứng Hòa: Hơn 97% cử tri đồng thuận về tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 21:57

“Địa chỉ đỏ” Hỏa Lò thu hút du khách dịp 30/4 - 1/5
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 21:57

Quận Thanh Xuân: Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các phường
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 17:00

Sơn Tây: Gặp mặt các chứng nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 12:00

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 24/04/2025 21:37

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Thủ đô 24/04/2025 19:41

Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã
Nhịp sống Thủ đô 24/04/2025 19:31

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Thủ đô 23/04/2025 22:28

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?
Nhịp sống Thủ đô 23/04/2025 16:40