“Nở rộ” dịch vụ ăn theo dịch sốt xuất huyết
Bánh trôi, xôi ngũ sắc đắt hàng | |
Dịch vụ "Đi chợ thuê" hút khách ngày hè | |
Rầm rộ dịch vụ ăn theo World Cup: Vui nhưng chưa vội mừng |
Phun thuốc diệt muỗi là biện pháp được nhiều người dân sử dụng nhất để phòng chống dịch SXH. Chính điều này đã dẫn đến dịch vụ bán và phun thuốc diệt muỗi phát triển. Dạo một vòng quanh các tuyến phố như Trường Chinh, Đê La Thành, Giải Phóng…có thể thấy rất nhiều các cửa hàng bán thuốc diệt muỗi với đủ loại các sản phẩm từ liên doanh đến hàng ngoại nhập với giá dao động từ vài chục nghìn đồng cho đến tiền triệu.
Chị Trần Thị Hạnh (chủ cửa hàng bán thuốc diệt muỗi trên đường Đê La Thành) cho biết: “Kể từ khi có dịch, doanh thu cửa hàng tôi tăng mạnh. Bên cạnh việc bán thuốc diệt muỗi, cửa hàng còn có dịch vụ phun thuốc muỗi tại nhà. Trung bình mỗi ngày chúng tôi phun từ 4 đến 6 hộ gia đình. Những ngày cuối tuần, con số này có thể tăng lên gấp hai hoặc gấp ba lần. Đợt này đã qua thời kì cao điểm nên đỡ hơn. Chứ như đợt tháng 8, khách hàng muốn phun thuốc phải đặt trước ít nhất là 3 ngày thì cửa hàng mới sắp xếp được người”.
Bên cạnh đó, hàng loạt các cửa hàng điện máy, mỹ phẩm, dược phẩm...cũng được dịp tung ra danh sách một chuỗi những sản phẩm có công dụng đuổi muỗi, chống muỗi như: đèn diệt muỗi, máy đuổi muỗi, vợt muỗi, túi treo chống muỗi, vòng tay đuổi muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, kem xua muỗi,… Hầu hết những loại sản phẩm này đều được quảng cáo là hàng nhập khẩu, có xuất xứ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và không gây nguy hại cho trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế không phải sản phẩm nào cũng sử dụng hiệu quả như quảng cáo.
Kem xua muỗi được bày bán trên thị trường |
Đặc biệt, những ngày cao điểm dịch SXH, dịch vụ khám, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất được nhiều người dân tin dùng. Thay vì phải chờ đợi, chen lấn, đi lại nhiều lần đến viện để thử máu làm xét nghiệm SXH, giờ đây có không ít các bệnh viện, phòng khám cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dân có thể dễ dàng theo dõi, chẩn đoán và điều trị bệnh SXH ngay tại nhà qua dịch vụ lấy mẫu tận nơi với mức giá dao động từ 100.000 đồng đến 800.000 đồng.
Chị Phạm Thị Linh ở Cầu Diễn có con gái 5 tuổi bị sốt cao gần 39°C. Sau khi thăm khám, các bác sĩ không cho nhập viện với lý do bệnh của cháu còn quá nhẹ mà chỉ hướng dẫn về nhà tự điều trị và theo dõi thêm. Lo sợ con bị SXH, theo lời giới thiệu của một người bạn, chị đã gọi cho một trung tâm xét nghiệm y học đến tận nhà lấy máu cho bé. “Sau khi gọi điện đặt lịch và cung cấp đầy đủ họ tên, số điện thoại, địa chỉ; nhân viên của trung tâm đến ngay lấy mẫu máu của con gái tôi. Khoảng mấy tiếng sau là có kết quả. Giờ cứ lúc nào cần xét nghiệm là tôi lại liên hệ với trung tâm. Các hộ gia đình ở khu tôi cũng thế. Nếu bị SXH thể nhẹ, không có biến chứng thì mọi người thường điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ những trường hợp nặng thì mới nhập viện. Đây cũng là một trong những cách tránh lây nhiễm chéo bệnh trong viện” – Chị Linh cho biết.
Vào đợt cao điểm của dịch SXH, các loại hoa quả cũng rất đắt hàng. Ví dụ như: cam, dừa, lựu, đu đủ...bổ sung nước, điện giải, có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị cho bệnh nhân bị SXH cũng có chiều hướng gia tăng. Anh Nguyễn Mạnh Đông (chủ một cửa hàng kinh doanh hoa quả trên đường Cầu Diễn) chia sẻ: “Cửa hàng tôi chuyên bán buôn, bán lẻ các loại hoa quả đến nay cũng được hơn 5 năm. Một, hai tháng trở lại đây, kể từ khi dịch SXH bùng nổ và lan rộng, nhu cầu sử dụng dừa của người dân tăng vọt. Nếu như trước kia, mỗi ngày cửa hàng tôi chỉ tiêu thụ được khoảng 500-600 quả thì hiện giờ số lượng đó đã tăng lên gần 1000 quả. Giá cũng nhỉnh hơn đôi chút”.
Theo chị Vương Bích Phương (Chuyên viên kiểm nghiệm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I), SXH là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh có 3 giai đoạn là giai đoạn sốt nóng, giai đoạn xuất huyết và giai đoạn sốc. Trong giai đoạn đầu tiên, khi bệnh nhân sốt cao, việc hạ sốt và bù nước, điện giải (Na, K, glucose) là hết sức quan trọng. Nước dừa là thực phẩm tốt cho người SXH vì nó cung cấp lượng nước tự nhiên, nguồn khoáng chất thiết yếu và điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên nước dừa chỉ là thực phẩm bổ sung, hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Giữa một “rừng” dịch vụ như vậy, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng hiện nay vẫn còn chưa thật sự chặt chẽ. Người tiêu dùng thông thái cần biết tìm hiểu cũng như phân tích thật kỹ trước khi lựa chọn để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28