Những doanh nhân nữ không chịu "lép vế" chồng đại gia

Những nữ doanh nhân như Lê Hồng Thủy Tiên, Lê Thị Thúy Ngà, Phạm Thu Hương... mặc dù có chồng đại gia nhưng đều không chịu "lép vế" chồng, đều độc lập xây dựng sự nghiệp riêng cho mình.

1. Bà Lê Hồng Thủy Tiên

 - 1

Nữ doanh nhân xinh đẹp Lê Hồng Thủy Tiên.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên hiện là Chủ tịch của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương IPP Group. Tập đoàn của bà đang quản lý 25 công ty phân phối độc quyền cho các thương hiệu cao cấp và đầu tư vào các trung tâm thương mại với doanh thu hàng năm lên tới hơn 500 triệu USD.

Nữ doanh nhân xinh đẹp sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình khó khăn khi cha mất sớm. Bà từng làm diễn viên điện ảnh, sau đó là tiếp viên hàng không. Chính nhờ công việc này, bà đã gặp chồng  – doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - vị đại gia Việt kiều nổi tiếng với nhiều dự án đầu tư lớn, liên quan đến các mặt hàng xa xỉ.

Mặc dù Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến là ông chủ của IPP hơn 30 năm nay, nhưng ít ai biết rằng, trên thực tế, việc điều hành IPP Group hơn 10 năm nay đã thuộc về bà Thủy Tiên.

Chính bà từng khẳng định bà có được những thành công về mặt tài chính mà không cần dựa dẫm vào chồng. "Tôi học mọi thứ kinh doanh từ A đến Z vì vậy tôi có thể có được thành công ở mức cao như vậy", bà chia sẻ.

Là một người phụ nữ có nhan sắc, bà cũng đồng thời chứng minh mình là một CEO tài năng đã chèo lái vững vàng cơ ngơi của chồng, với hàng trăm triệu đô la doanh thu từ các trung tâm thương mại mỗi năm. 

2. Bà Lê Thị Thúy Ngà

 - 2

Nữ doanh nhân tiếp quản Tập đoàn Nam Cường thay chồng - Lê Thị Thúy Ngà. 

Bà Lê Thị Thúy Ngà là Chủ tịch tập đoàn Nam Cường Hà Nội. Bà Ngà đã tiếp quản vị trí lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường sau khi chồng bà là doanh nhân Trần Văn Cường qua đời vào đầu năm 2010.

Ông Trần Văn Cường từng được vinh danh là doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007. Ông đã đưa cái tên Nam Cường trở thành một tập đoàn kinh doanh bất động sản nổi tiếng, là chủ đầu tư của các khu đô thị ở Hà Nội, cùng nhiều dự án khu đô thị ở Nam Định, Hải Dương.

Tiếp quản vị trí lãnh đạo tối cao của tập đoàn, bà Lê Thị Thúy Ngà đã chứng tỏ khả năng khi ngày càng đưa Nam Cường tiến xa, với số vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2011 lên đến 9.800 tỷ đồng, tức gấp đôi vốn điều lệ, trong đó lượng cổ phần của bà Ngà có giá trị sổ sách khoảng 8.700 tỷ đồng. 

3. Bà Phạm Thu Hương

Bà Hương sinh năm 1969 tại Hà Nội và là cử nhân Luật quốc tế tại Ukraine. Là một trong những cổ đông sáng lập tập đoàn Technocom, bà Phạm Thu Hương đồng thời cũng là vợ của tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng.

Theo thống kê được đưa ra dựa vào các thông tin tại hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM, bà Phạm Thu Hương, thành viên HĐQT công ty Vincom (VIC) và Công ty Vinpearl (VPL) luôn nằm trong top 5 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bà hiện nắm giữ hàng chục triệu cổ phiếu VIC, với giá trị thị trường hàng ngàn tỷ đồng và chưa một lần thoái vốn khỏi công ty. Bà cũng đồng thời là một trong năm Phó Chủ tịch của Vingroup. 

Mặc dù là nữ chủ nhân của tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam, vợ của tỷ phú duy nhất tại Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn, tuy nhiên bà lại rất ít khi tiếp xúc với truyền thông.

4. Bà Chu Thị Bình

 - 3

Bà Chu Thị Bình luôn được nằm trong top nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

Bà Chu Thị Bình sinh năm 1964 tại Thái Bình, là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty Thủy sản Minh Phú.

Đây là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành xuất khẩu thủy sản. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Minh Phú vượt kế hoạch 12%. Tổng doanh thu đạt 11.111 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 293,8 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch.

Sự thành công của Minh Phú ngày nay có dấu ấn rõ nét của bà Bình. Từ một công nhân thu mua tôm, rồi kế toán của Xí nghiệp Đông lạnh Cà Mau, bà đã tự tích lũy kinh nghiệm và kiến thức ngành thủy sản và rồi gặp gỡ ông Quang.

Ông Quang khi đó cũng chỉ là một kĩ sư công nghệ chế biến thủy sản. Cuộc gặp gỡ với bà Bình – một người có nhiều kinh nghiệm trong ngành như một cơ duyên giúp hai người cùng nhau tạo dựng sự nghiệp sau khi kết hôn.

Là những cổ đông lớn nhất của tập đoàn, ông Quang và bà Bình cũng trở thành những doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Riêng bà Bình luôn nằm trong top 10 nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

5. Bà Nguyễn Hoàng Yến

 - 4

Bà Nguyễn Hoàng Yến. 

Bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963, là vợ của ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN).

Dù có quyền lực rất lớn tại Masan nhưng cá nhân ông Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ 10 cổ phiếu MSN. Ngược lại, bà Yến – vợ ông lại đang nắm giữ tới 21,8 triệu cổ phiếu MSN tương ứng 3,17% vốn Masan, với trị giá trên 2.200 tỷ đồng.

Bà hiện là Thành viên HĐQT Masan, thành viên HĐQT CTCP Hàng Tiêu dùng Masan (Masan Consumer - MSF) và cũng là phó tổng giám đốc của công ty này.

Với khối lượng tài sản trên, bà đã trở thành người phụ nữ giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán Việt Nam đầu năm 2014. Ngoài ra, tính tới cuối năm 2012 vừa rồi, bà Yến còn sở hữu gần 7 triệu cổ phần TCB của Techcombank.

Tuy nhiên do ngân hàng này chưa niêm yết nên không ước lượng được về con số tài sản mà bà Yến đang nắm tại đây. Mới đây, bà Nguyễn Hoàng Yến cũng có tên trong danh sách thành viên được trình để bầu vào HĐQT mới của Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (mã chứng khoán: VCF).

6. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo

 - 5

Nữ doanh nhân xinh đẹp Nguyễn Thị Phương Thảo.

Bà Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là tiến sỹ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế,cùng chồng là ông Nguyễn Thanh Hùng - ông chủ của Sovico Holding, đều đã từng học Kinh tế tại Matxcova, Nga. 

Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Hùng là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự diễn đàn kinh doanh Nga - Singapore (RSBF). Tỏ ra không hề kém cạnh chồng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong 10 nữ doanh nhân Việt Nam từng được Forbes vinh danh.

Dựa vào vốn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động kinh tế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng, bà đã và đang đảm đương nhiều chức vụ hơn chồng ở các doanh nghiệp trong nước.

Hiện tại, bà Thảo là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô (PFL), Phó chủ tịch thường trực HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, đồng thời là Tổng giám đốc hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air.

7. Bà Cao Thị Ngọc Dung

 - 6

“Bà chúa” vàng nữ trang Cao Thị Ngọc Dung.

Bà Cao Thị Ngọc Dung là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, PNJ đã trở thành một thương hiệu trang sức hàng đầu tại Việt Nam, với tổng tài sản hơn 2.500 tỷ đồng. Không chỉ được phân phối rộng khắp cả nước, nữ trang của PNJ giờ đây còn có mặt ở châu Âu, Mỹ, Úc…

Công ty của bà Dung từng được tổ chức Plimsoll (Anh) đánh giá và xếp hạng thứ 16 trong 500 công ty trang sức lớn nhất trong khu vực châu Á. Sở dĩ PNJ có được như ngày nay là nhờ một tay CEO Cao Thị Ngọc Dung trèo lái. Vì thế, bà được giới kinh doanh kim loại quý mệnh danh là “bà chúa” vàng nữ trang.

Để có được thành công đó, vị nữ tướng ấy đã trải qua một chặng đường đầy gian nan. Tự thân mày mò khắp nơi từ trong nước đến thế giới để học hỏi kinh nghiệm, bà đã đưa PNJ từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ với 20 nhân sự và tài sản vỏn vẹn chỉ 7,4 lượng vàng trở thành một công ty có tầm vóc lớn như hiện nay.

Bà Dung từng được vinh danh trong Top 5 doanh nhân xuất sắc nhất Việt Nam trong Giải thưởng “Ernst & Young – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2012”.

Chồng bà – ông Trần Phương Bình hiện là thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc của DongABank. Cùng là những doanh nhân tài năng, thành công ở hai lĩnh vực khác nhau, ông bà vẫn là chỗ dựa vững chắc cho nhau trong cuộc sống. 

Theo Việt Hương/  Đời sống pháp luật

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động