Những dấu hiệu nhận biết hành vi xâm hại trẻ em
Xâm hại trẻ em: Đối tượng có rất nhiều thủ đoạn | |
Nữ sinh cần cảnh giác đối tượng giả làm bạn gái thân qua mạng để lừa đảo, xâm hại |
Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh, khi đối tượng có ý đồ quấy rối, xâm hại, sẽ dễ dàng nhận biết qua nhiều cử chỉ, hành động.
Từ cái nhìn: Đối tượng sẽ nhìn chằm chặp vào bộ phận nhạy cảm của nạn nhân, nhìn dáo dác xung quanh để tìm cơ hội thuận lợi thực hiện hành vi tấn công tình dục.
Từ lời nói: Đối tượng buông lời lả lơi như khen xinh, khen một số bộ phận trên cơ thể đẹp… để thăm dò thái độ của các em hoặc đụng chạm nếu không cương quyết phản ứng.
Từ cái ôm: Ôm ghì, ôm sờ soạng, chạm vào bộ phận nhạy cảm. Đối tượng cũng có hành động rủ rê nạn nhân ra chỗ vắng để dễ dàng thực hiện hành vi xâm hại.
Trong những trường hợp trên, Trung tá Oanh khuyên các em phải cương quyết khi đối tượng có lời lẽ và cử chỉ lả lơi, nếu tiếp tục suồng sã phải hét lên và đề nghị trợ giúp của người lớn.
Trung tá Khổng Ngọc Oanh phân tích các hành vi nhận biết xâm hại tình dục cho các em học sinh trung học tại Hà Nội. |
“Một ví dụ như các em bị suồng sã trong thang máy, phải hét lên là có camera dù không biết là có camera hay không, đối tượng sẽ dừng việc tấn công tình dục để các em có cơ hội thoát thân. Hoặc các em có thể nhấn chuông báo trong thang máy”, Trung tá Oanh đưa ra một tình huống.
Trung tá Oanh cũng cho biết, ngôi nhà của các em cũng chính là một nơi dễ bị xâm hại. Có nhiều trường hợp đối tượng đến nhà chơi khi không có người lớn ở nhà đã thực hiện hành vi xâm hại.
Ví dụ điển hình là một vụ án ở Hà Nam, khi nữ học sinh ở nhà một mình học bài, đối tượng là hàng xóm sang mua rượu đã lân la hỏi han và thực hiện hành vi xâm hại. Sau khi xâm hại đã đe dọa để nữ học sinh không được tố giác.
Sự việc được phát hiện khi nữ học sinh mang thai. Những trường hợp như vậy không phải là hiếm. Vì vậy, khi gặp tình huống trên, các em phải di dời khỏi nơi vắng vẻ, cụ thể là nhà mình để ra ngoài. Khi sự việc xảy ra phải nói với người lớn để có biện pháp đề phòng, xử lý.
“Ngoài ra, các em không nên dễ dãi kết bạn, nhận quà tặng của người mới quen, không nhận lời đi chơi, đi hát, không lên xe, đi nhờ xe của đối tượng không quen biết, ít quen biết, hoặc kể cả đã quen biết như hàng xóm, người quen”, Trung tá Oanh khuyến cáo.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44
Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần
Infographic 04/09/2024 11:50
Chung tay đẩy lùi ma túy học đường
Tư vấn luật 30/08/2024 10:22