Những chuyện lạ cười ra nước mắt

LĐTĐ - Những “sáng tạo”,“bình luận”, “cảm thụ” kiểu dưới đây dễ khiến bạn bật cười. Nhưng là cười mà ra nước mắt! Bởi cười đấy nhưng chợt thấy lòng quặn thắt vì nhìn thấy hậu họa trong tương lai. Cái sự cười khiến cho mỗi người phải tự vấn mà xốc lại sự quan tâm, ứng xử đối với cách giáo dục dạy và học của ta hiện nay …

Học “nói dối” theo “mẫu” ở trường

Một ngày, bé Ngọc Minh (ở Sóc Sơn, Hà Nội) về nhà hậm hực kể chuyện với bố mẹ: “Hôm nay con phải nói dối thì mới làm xong bài tập làm văn ở lớp”. Bố mẹ ngẩn ra, không hiểu tại sao con mình lại phải nói dối và thật thà khai nhận như vậy. Nhẹ nhàng nói chuyện với con mới biết, hôm nay, cô giáo ra đề bài yêu cầu học sinh tả em bé nhà mình đang tuổi tập đi tập nói.

Trong bài văn của mình, Ngọc Minh viết: “Bé Bông nhà em hơi gầy vì thiếu sữa mẹ. Da bé ngăm ngăm đen, bé có mái tóc xoăn tự nhiên trông rất đáng yêu...”. Thế nhưng, khi chấm bài, cô giáo sửa là: “Bé Bông nhà em đang tuổi bụ sữa, thân hình tròn trịa, nước da trắng ngần. Bé có mái tóc xoăn tự nhiên mềm mại như tơ, đôi má phúng phính ửng hồng... trông rất đáng yêu” (!?). Ngọc Minh nói lại lời của cô giáo: “Cô bảo tả em bé của mình thì phải đẹp đẽ, xúc động. Không được dùng những từ ngữ không đẹp, hay hình ảnh xấu để tả về em bé. Như thế bài văn mới hay và được điểm cao”. Kết quả, để được điểm cao và không làm mất điểm thi đua của cả lớp, Ngọc Minh cùng vài bạn khác cuối giờ phải ngồi viết lại bài tập làm văn theo ý của cô giáo. “Thế nên, hôm nay bà ngoại đi đón con đã phải đứng chờ thêm hơn 1 giờ đấy”.

Trường TH Khương Thượng – một điểm sáng trong phong trào dạy  và học chất lượng của quận Đống Đa, HN (ảnh K. Thoa)

Ngồi bên, nghe bố mẹ nói chuyện với em từ đầu, đến lúc này Nga mới nói chen vào: “Có gì lạ đâu, chị đây lớp 6 rồi vẫn thế mà.” Rồi Nga kể: Đề văn cô giáo ra cho học sinh lớp 6 là: Em hãy kể một kỷ niệm tình bạn. Bé Nga đã kể chuyện sáng sáng mình thường đi ăn phở giá 20.000 đồng, với một bạn gái học cùng lớp. Mấy hôm gần đây thấy bạn tránh không đi ăn cùng khiến em rất buồn. Tìm hiểu qua bác hàng xóm, em biết bạn toàn mua 3000 đồng xôi và ăn một mình do mẹ bạn mới phát hiện ra bệnh ung thư, bạn không dám xin tiền ăn phở nữa. Từ hôm đó, mỗi sáng, em đã mua một gói xôi to để ăn cùng bạn. Hai tuần trôi qua, mỗi lần ăn xôi em đều bị nghẹn. Có lần em đã thầm gọi mẹ mình: “Mẹ ơi, mẹ vẫn biết con ghét nhất là ăn xôi, nhưng nếu mẹ biết chuyện thì mẹ cũng đồng ý mẹ nhỉ. Xôi khó ăn nhưng con thấy ấm lòng vì thật gần gũi với bạn con”…

Rõ ràng đây là câu chuyện xúc động và có thật. Tuy nhiên lời phê kèm theo điểm 4 của cô giáo làm cả nhà Nga bất ngờ. Cô phê: “Tình bạn sao lại toàn chuyện ăn uống?”.

Học theo “sách” ở nhà

Chị Trần Thu Hoài (Thanh Xuân, Hà Nội), vừa dọn đồ vừa nhắc con: Con xem có sách gì mang về tặng các em nhé. Mai mình về thăm bà ngoại đấy. Cu Hùng - con trai chị, nghe vậy liền chạy ngay về giá sách. Vừa lục sách cu cậu vừa nói: A, về bà ngoại, bà ngoại. Bà gì? Bà ngoại. Ngoại gì? Ngoại xâm. Xâm gì? Xâm lăng. Lăng gì? Lăng Bác. Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ ao. Ao gì? Ao cá. Cá gì? Cá quả. Quả gì? Quả đấm.
Chị Hoài vừa cười vừa hỏi con: Lớn thế rồi mà còn đọc vớ vẩn vậy. Hùng quay phắt lại: Vớ vẩn đâu mẹ? Chị Hoài giải thích: Hồi mẫu giáo,các bạn chả dạy con nói thế còn gì. Trẻ con mới vớ vẩn thế chứ. Hùng nhăn nhó: Đúng là con thuộc nó từ thời mẫu giáo. Nhưng nó có vớ vẩn đâu. Nó còn được in vào sách đây này. Nói rồi Hùng với trên giá sách cuốn “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành năm 2012. Thì ra đây là cuốn sách bác họ hôm cho Hùng đi chơi đã mua tặng. Nghĩ sách được xuất bản là yên tâm nên chị Hoài cũng không xem. Ai ngờ đâu, sách lại có in những câu như vậy. Không thể biện minh rằng đó chỉ là chọn tính logic của từ ngữ sao cho vần để giải thích các khái niệm cho dễ hiểu để chấp nhận và cho vào sách những lối nói bông phèng, bạo lực và thậm chí là nhạo báng như vậy.

Mang câu chuyện của con mình lên kể ở cơ quan chị Hoài nhận ra rằng, cần phải kiểm soát những sách cho trẻ con - lứa tuổi chưa tự đánh giá, thẩm định được chính xác hết những gì mình đọc. Đồng nghiệp của chị kể, mấy hôm trước cũng giật mình khi con nhờ giải toán. Bài toán thứ nhất là: Nam năm nay 4 tuổi, bố Nam gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi?. Đáp số: bố Nam 12 tuổi. Thế hóa ra là bố Nam tảo hôn à? Bài toán thứ hai, nằm trong cuốn “Phép cộng trừ trong phạm vi 100 đo thời gian cho học sinh lớp 1”, tác giả Hoàng Long: Em có 5 ngón tay. Do đùa nghịch dao em bị cụt mất đi 2 ngón. Hỏi còn mấy ngón?. Đáp số: Bàn tay em còn 3 ngón.

Đây là những đề toán phi giáo dục, phi nhân tính, khiến xã hội bức xúc. Nói như Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Những tài liệu này được viết từ những người viết không đủ kiến thức khoa học, giáo dục, thực tiễn và vô trách nhiệm, được các nhà xuất bản, nhà in “chạy theo đồng tiền đơn thuần” đưa ra thị trường, xâm nhập vào hệ thống nhà trường”. Tất nhiên, hai cuốn sách nêu trên đã bị xử lý, dừng phát hành.

Và kết quả…

Kỳ thi tốt nghiệp, đại học năm nào cũng để lại trong lòng giáo viên chấm thi một số câu chuyện “đáng” nhớ từ những bài thi của học sinh. Những năm gần đây, do báo chí phát triển, những câu đang nhớ đó đã vượt ra ngoài những khuôn viên sư phạm và gây không ít sửng sốt: Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá"; Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam. Các cụm từ "dữ dội - dịu êm", "ồn ào - lặng lẽ" trong tác phẩm “Sóng” được một thí sinh khác viết: Đó là những cung bậc của tình yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói tình yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu thì họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi thì dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm. Thậm chí, học sinh này còn ngây ngô “sáng tạo” trong cách dùng từ quá phong phú, đa dạng ở đoạn văn phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân: Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị (nhân vật người vợ - PV) cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - PV)… Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945.

Thậm chí, cách so sánh phong phú, sáng tạo đến độc đáo trong các bài văn nghị luận của thí sinh khiến nhiều người "cười ra nước mắt: “Tình yêu như một thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon”. Hay so sánh hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ".

Với câu phân tích đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có học sinh viết: Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người. Một đoạn văn ngẫu hứng khác: Không bước nữa là muốn nói tình yêu thương với người vợ ở nhà trước sau như một chỉ một bước mà thôi, gục lên súng mũ là bỏ quên lại tất cả những thú vui chơi, lêu lổng của đời đi tòng quân.
Bình luận về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) có thí sinh viết: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặc dù quá xá người cản trở nhưng họ cũng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đến, Mỵ dùng cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tan tát hết trơn, Mỵ lại rủ A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô Mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy.

Hoặc câu văn trong bài nghị luận viết về ước mơ nghề nghiệp tương rất thật thà của một bạn học sinh: Bạn ấy yêu nghề sư phạm nhưng bố mẹ bạn ấy bảo: Ôi con ơi con đi nghề đó làm gì khổ lắm, mà lương thì ít khó làm giàu lắm con ơi! Vì sợ cha mẹ phiền lòng nên bạn ấy thay đổi ý định. Cũng chính câu luận về việc lựa chọn sự nghiệp cho mình, có học sinh lại viết: Không có tiền để ăn học nữa thì phải ở nhà đi chăn vịt, chăn trâu.

HỮU THÀNH, NGỌC HUÂN

Nên xem

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động