Nhu cầu nhân sự CNTT cao nhất trong lịch sử
![]() |
Học sửa chữa ôtô: Nghề “hot”, lương cao |
![]() |
Những nghề “hot”, ra trường sớm có việc làm |
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin (CNTT) luôn phát triển với tốc độ cao khiến cho nhu cầu về nhân lực cũng tăng cao.
Báo cáo mới nhất về ngành CNTT Việt Nam 2017 của trang web việc làm Vietnamworks cho hay nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016.
Theo dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ ra trường trong năm 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT.
Còn Bộ TT&TT cho biết tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Bộ TT&TT, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020.
Hiện trong hơn 400 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam có tới 2/3 trường đào tạo chuyên ngành CNTT. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT), có tới 72% sinh viên ngành CNTT ra trường không có kinh nghiệm thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Thực tế này cho thấy trình độ của các sinh viên CNTT ra trường còn hạn chế, chưa phù hợp với công việc mà doanh nghiệp yêu cầu.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT khẳng định chất lượng đào tạo thuộc về các trường đại học. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, các trường phải luôn cập nhật chương trình học và cung cấp kỹ năng tự học để sinh viên ra trường luôn sẵn sàng với những thay đổi đang diễn ra.
Theo TS. Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, nếu đào tạo không nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của xã hội, của doanh nghiệp thì sẽ đi chệch hướng. Có khi những thứ doanh nghiệp cần thì không đào tạo mà nhà trường lại đi dạy những cái mà doanh nghiệp không cần.
TS. Vũ Văn San cho rằng nếu doanh nghiệp thực sự cần nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình thì nên chủ động trao đổi thường xuyên với nhà trường. Sau khi có sự trao đổi, bàn bạc, nhà trường sẽ tìm cách điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
Ông San nhấn mạnh, một chương trình khung cứng nhắc, không linh hoạt sẽ làm cản trở quá trình phát triển nhất là đối với một ngành như CNTT.
Theo Phương Liên/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động
Tin khác

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức
Việc làm 08/04/2025 06:00

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc
Việc làm 05/04/2025 18:24

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Việc làm 02/04/2025 21:59

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông
Việc làm 02/04/2025 09:18

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam
Việc làm 28/03/2025 14:12