Nhân rộng những mô hình hòa giải

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” tại các xã phường, thị trấn trên địa bàn Thủ đô đã phát huy hiệu quả tích cực. Thông qua đó việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả. Công tác hòa giải đã đi vào nề nếp, bài bản, quá trình thực hiện hòa giải đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với từng tổ hòa giải.
nhan rong nhung mo hinh hoa giai Nữ Trưởng Ban công tác mặt trận được nhân dân tin yêu
nhan rong nhung mo hinh hoa giai Phường Thượng Thanh, Long Biên: Điểm sáng trong công tác hoà giải
nhan rong nhung mo hinh hoa giai Hòa giải ở cơ sở: Góp phần giải quyết mâu thuẫn mới phát sinh

Ổn định địa bàn nhờ hòa giải tốt

Hòa giải ở cơ sở được đánh giá là biện pháp góp phần giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Bên cạnh đó, hòa giải ở cơ sở giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước, nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp, góp phần củng cố tình đoàn kết trong nội bộ cộng đồng dân cư...

nhan rong nhung mo hinh hoa giai
Tổ trưởng tổ hòa giải khu dân cư số 10 phường Láng Thượng thường xuyên trang bị cho bản thân các kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác hòa giải (Ảnh Phương Ngân)

Theo số liệu của Sở Tư pháp Hà Nội, kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện trên địa bàn thành phố có 5.444 tổ hòa giải với 35.053 hòa giải viên, trong 5 năm (2014 - 2018) tiếp nhận 42.642 vụ việc, kết quả hòa giải thành 34.295 vụ việc, đạt tỷ lệ trên 80%.

Với ưu điểm của hòa giải là linh hoạt về thủ tục, tính thân mật trong giao tiếp, ứng xử trong đó thành phần tổ hòa giải ở cơ sở gồm trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, trưởng các ngành, đoàn thể thôn, người có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình trong nhân dân bởi vậy dễ bám sát với cuộc sống của người dân sinh sống trên địa bàn. Những hòa giải viên đa phần có hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về xã hội, họ là những người có uy tín ở cộng đồng dân cư qua đó nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp đã được hòa giải kịp thời.

Đặc biệt, Hà Nội đã xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, với 5 tiêu chí: Phát hiện vụ việc tốt; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tốt; tổ chức hòa giải tốt (hòa giải thành từ 80% số vụ việc trở lên); bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên tốt; định kỳ giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết tốt. Đến nay Hà Nội đã có 2.591/5.444 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (chiếm tỷ lệ 47,6%). Nhiều đơn vị duy trì và tích cực nhân rộng mô hình như các quận: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng...

Qua việc triển khai mô hình này cho thấy, công tác hòa giải ở cơ sở đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua trong các quận, huyện. Tiêu biểu như tại quận Tây Hồ, hầu hết các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật nhỏ chưa đáng xử lý bằng hình sự, hành chính trên địa bàn dân cư đều được các tổ hòa giải phát hiện kịp thời và tập trung giải quyết ngay tại cơ sở.

Đa dạng hóa nhiều mô hình hay

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội phụ nữ các quận, phường đã đóng vai trò to lớn trong công tác hòa giải. Cụ thể 5 năm qua, để công tác hòa giải ở cơ sở có hiệu quả, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã xây dựng các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư như: Câu lạc bộ “Phụ nữ và pháp luật”, câu lạc bộ “Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em”, câu lạc bộ “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông” hay nhóm “Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật”… các thành viên câu lạc bộ, nhóm nòng cốt tích cực nắm bắt tình hình dư luận trong cán bộ, hội viên, chủ động tuyên truyền pháp luật và tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” thì trên địa bàn Thành phố, các cấp, các ngành cũng tích cực phối hợp nhiều mô hình hay để tuyên truyền pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở, các biện pháp hòa giải bạo lực gia đình. Các quận, huyện, thị xã đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở.

Cụ thể: Quận Hoàn Kiếm phát hành đĩa tuyên truyền, tổ chức buổi giao ban các tổ hòa giải để trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác này. Tại huyện Phúc Thọ, các tổ hòa giải sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng nhằm phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp dựa trên dư luận xã hội hoặc các đơn thư khiếu nại và thông qua việc phát hiện tin báo trong cộng đồng dân cư. Quận Hai Bà Trưng trang bị hơn 200 tủ sách pháp luật cho các tổ hòa giải. Một số đơn vị đã xây dựng các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình như: Câu lạc bộ “Gia đình văn minh hạnh phúc”; Câu lạc bộ “2 không, 1 có”, “Phụ nữ với pháp luật”...

Thông qua những mô hình đó góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương giải quyết trực tiếp những vụ vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư vượt cấp, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, giữ gìn tình làng nghĩa xóm...

Công tác hòa giải không chỉ góp phần trực tiếp giải quyết kịp thời những vi phạm, tranh chấp mà còn tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân, từng bước xây dựng ý thức công dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Có được kết quả đó trước hết nhờ mạng lưới hòa giải viên thường xuyên được củng cố, tăng chất lượng, thu hút nhiều lực lượng tham gia.

Tiêu biểu như tại khu dân cư số 10 phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) có hơn 400 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu, phần lớn dân cư ở đây là cán bộ, nhân viên, từng làm việc với nhau mặc dù vậy vẫn phát sinh mâu thuẫn trong cuộc sống. Nhận thấy được điều bất cập đó, hơn 20 năm qua, ông Trần Hùng, Tổ trưởng tổ hòa giải khu dân cư số 10 vẫn luôn cần mẫn, hết lòng với công tác hòa giải ở phường Láng Thượng. Chẳng nề hà giờ giấc, sự vụ nào, hễ cứ có người dân trong tổ, khối cậy nhờ là ông và các hòa giải viên khác lại có mặt tại những “điểm nóng” để xử lý vụ việc.

Ông Hùng cho biết, hoà giải ở cơ sở thì muôn hình vạn trạng, chẳng vụ nào giống vụ nào, những chuyện lặt vặt tưởng đơn giản như nuôi con chó, con mèo, vợ chồng cãi nhau rồi đến nghiêm trọng hơn như tranh chấp đất đai, thừa kế,… nếu không được hoà giải kịp thời, lâu ngày sẽ trở thành mâu thuẫn lớn, mất tình đoàn kết khu dân cư. Để làm tốt công tác hòa giải đòi hỏi những hòa giải viên vừa phải nắm vững chính sách pháp luật, lại phải tế nhị hài hòa, phân tích có lý, hợp tình mới khiến các bên tranh chấp xoa dịu được không khí căng thẳng.

Trước khi hòa giải, bản thân những hòa giải viên phải trang bị kiến thức, am hiểu các luật như: Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Thừa kế... để tư vấn một cách chính xác, đồng thời tìm hiểu kỹ sự việc, nghe hai bên trình bày, sau đó thống nhất, ghi lại và họp bàn về cách hòa giải; phải phân biệt vụ việc nào hòa giải và vụ việc nào không hòa giải được.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động