Nhân lực chất lượng cao: Đòn bẩy cho phát triển kinh tế
Chìa khóa để giải bài toán nguồn nhân lực | |
Nhân lực an ninh mạng Việt Nam: Lượng thiếu, chất chưa đủ! | |
Thiếu kỹ sư công nghệ, doanh nghiệp thay quy trình tuyển dụng |
Lao động chất lượng thấp, không còn phù hợp
Lâu nay, khi quảng bá về tiềm năng, lợi thế, chúng ta thường xem lao động giá rẻ như một lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư. Đơn giản vì đang ở giai đoạn thu nhập trung bình song lại trong thời kỳ vàng của tháp dân số, khi mà số người trong độ tuổi lao động trẻ nhiều nhất. Nguồn lao động vô cùng phong phú và dồi dào, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà lao động nước ta còn đi xuất khẩu lao động tại nhiều quốc gia khác nhau.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nên được định hướng từ sớm. |
Thế nhưng, trong nguồn lao động đó, “chất” không song hành cùng “lượng”, khi mà trình độ, tay nghề nhân lực của chúng ta không được đánh giá cao, nhất là so sánh trên bàn cân với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam chỉ tự hào vì một nguồn lao động giá rẻ, dồi dào chứ chưa bao giờ khẳng định được lao động có trình độ, tay nghề trên thị trường lao động quốc tế.Trong khi đó, khi kinh tế hướng tới hội nhập, đất nước hướng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, câu chuyện máy móc dần thay thế con người không còn xa lạ thì lao động giá rẻ nhưng chất lượng kém tất yếu không được ưa chuộng.
Chất lượng lao động ngày càng được quan tâm và nó được đánh giá như một trụ cột quan trọng, động lực chính cho giai đoạn cạnh tranh kinh tế. Cùng với đó, các doanh nghiệp, nhà đầu tư – đối tượng đóng góp đến 60% GDP của cả nước luôn đòi hỏi vào nguồn nhân lực chất lượng cao.Và ngược lại, nguồn nhân lực tốt là sự quyết định sống – còn của một doanh nghiệp. Vì vậy, không lạ khi các công ty, doanh nghiệp giờ không chỉ cần công nhân có sức khỏe mà còn cần ở trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, làm chủ được công nghệ.Chính trong xu thế đó, ta dần mất đi một lợi thế mạnh mà vốn dĩ từng là niềm tự hào.
Trong dòng thời thế đó, Hà Nội – Thủ đô của cả nước – cũng là nơi có nguồn lao động và tiêu thụ lao động lớn trong cả nước. Thủ đô còn là một trong hai trung tâm giáo dục – đào tạo lớn nhất của cả nước, là nơi tập trung nhiều lao động có trình độ. Nhưng Hà Nội cũng đang rơi vào tình trạng yếu, thiếu nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, công nghệ cao… Mỗi năm, các trường đại học trên địa bàn Thủ đô cho ra hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ nhưng số lượng tìm được việc làm hoặc năng lực đủ để đáp ứng cho doanh nghiệp lại rất ít. Quá 1/3 trong số đó thất nghiệp hoặc số người tìm được việc vẫn phải mất thêm 1 đến 2 năm đào tạo tay nghề là minh chứng rõ nhất cho thiếu hụt nguồn “vàng ròng” nhân tài.Số lao động qua đào tạo phát huy được tác dụng chưa tới 40%, tình trạng bằng cấp không đúng thực chất, “bằng dởm” không phải là hiện tượng cá biệt, ngay cả những trường hợp được học hành, đào tạo rất quy củ, bài bản một cách nghiêm túc nhưng khi ra làm việc thực tế vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không phát huy được tác dụng...
Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn bị đơn vị tuyển dụng lao động từ chối vì thiếu kỹ năng làm việc, kinh nghiệm.Các doanh nghiệp luôn yêu cầu phải có “năng lực giải quyết vấn đề”, có suy nghĩ độc lập để tìm và bảo vệ ý kiến của mình và nhấn mạnh “thái độ quan trọng hơn kỹ năng”. Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, các doanh nghiệp đánh giá kỹ năng, kỹ thuật của người lao động không phải là thấp, mà cái yếu là kỹ năng nhận thức và hành vi. Thứ mà người lao động đang “thiếu” so với nhu cầu của doanh nghiệp, đó là khả năng thích nghi với môi trường làm việc, khả năng giao tiếp, tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp, khả năng tương tác làm việc nhóm, khả năng tư duy logic và các kỹ năng mềm khác trong xử lý công việc.
Cũng theo ông Phạm Xuân Khánh, để các đơn vị sử dụng lao động không phàn nàn về sự thiếu hụt các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm… và đặc biệt là về tinh thần, ý thức trong công việc thì sinh viên cần phấn đấu nỗ lực không ngừng, khắc phục mọi khó khăn thách thức để vươn lên trong học tập. Từ việc rèn luyện học tiếng Anh, tin học cho tới làm quen với việc học hỏi các kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học, rèn luyện tay nghề, sản xuất ra sản phẩm, dù là sản phẩm rất nhỏ. Để từ đó giúp cho sinh viên tự tin, say mê nghiên cứu, sáng tạo, yêu nghề, đấy chính là nền tảng cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong tương lai. Do đó, sinh viên cần phải hiểu, trong học tập cũng như trong công việc, tránh những biểu hiện làm lấy được, cần phải sáng tạo qua từng việc làm nhỏ, làm hoàn hảo, dù là việc làm nhỏ nhất. |
Tuy nhiên, sự thiếu nhân lực chất lượng cao của thực tại không chỉ là hệ quả của việc định hướng sai lầm trong công tác giáo dục, mà còn do việc sử dụng, đãi ngộ nhân tài còn bất hợp lí.Đánh giá một cách khách quan, những năm qua, chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế mặc dù đào tạo trình độ cao đã được quan tâm, phát triển. Lí do vì thiếu đội ngũ giảng viên trình độ cao, nội dung chưa được thay đổi theo xu hướng khoa học – công nghệ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Chưa kể, không ít bộ phận lớp trẻ định hướng sai, định hướng nhầm, dẫn tới việc sau nhiều năm “dùi mài kinh sử” ra trường vẫn không biết áp dụng kiến thức như thế nào.
Làm thế nào có lao động chất lượng cao
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (HHT) cho biết: “Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển nhân lực công nghiệp.Tuy nhiên ngay lúc này đã thấy rõ sự thiếu hụt một đội ngũ lao động kỹ thuật để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác làm cho chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp và gây lãng phí lớn cho Nhà nước, cũng như cho xã hội và người học. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất lao động Việt Nam thấp chính là chất lượng giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu lao động chất lượng cao, chưa chú trọng đào tạo lại và đào tạo nâng cao.Đất nước đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực, đang dần mất đi lợi thế về chi phí lao động thấp”.
Đồng quan điểm đó, bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân lực L&A cho rằng: “Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc. Vấn đề này là hệ quả của việc các chương trình đào tạo của nhà trường ít được cập nhật, không theo kịp sự phát triển của xã hội. Và quan trọng nhất là chương trình của nhà trường không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay.Do vậy, sinh viên mới ra trường không những không có kinh nghiệm mà còn thiếu nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt là các kỹ năng “mềm” như kỹ năng phân tích, trình bày, giao tiếp...”
Nhưng nhìn nhận một cách toàn diện, ta cần đặt câu hỏi, việc yếu, thiếu nhân lực chất lượng cao có phải chỉ do riêng nền giáo dục? Câu trả lời là không vì nó còn là hệ quả của chính việc sử dụng lao động, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với năng lực, tình trạng thu nhập cào bằng trở thành rào cản lớn cho sức sáng tạo của nhân lực chất lượng cao. Khó “chồng” khó là lí do khiến cho nguồn lao động có trình độ ngày càng trở nên khan hiếm.
Khó khăn là thế, nhưng thực tế chưa bao giờ nhìn vào khó khăn để ngừng đòi hỏi nguồn lao động tốt. Đặc biệt, kinh tế không giống một cuộc chơi, nếu thua đồng nghĩa với doanh nghiệp phá sản, lỗ vốn, kinh tế tụt hậu, khó hòa nhập. Chính vì vậy, nền kinh tế khát nhân lực cao như “nắng hạ chờ mưa”, nhất là khi yêu cầu đặt ra của TP. Hà Nội là gương mẫu đi trước về trước trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa càng khiến bài toán thực tế thêm gay go, áp lực. Trong khi có hàng trăm nghìn cử nhân có đào tạo thất nghiệp thì doanh nghiệp phải loay hoay trong việc tuyển dụng nhân sự. Không ít công ty chấp nhận bỏ số tiền không hề nhỏ để kêu gọi nhân lực “làm được việc” nhưng vẫn không thể đủ.Từ đó, bắt buộc chúng ta phải tìm ra phương pháp giải quyết, để số lượng phải song hành chất lượng và không để lãng phí nguồn dân số vàng như ta từng tự hào.
Và một trong số cách để giải quyết tình thế, đó là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề… thực hiện “đổi mới mình”, nâng cao trình độ giảng dạy.Vốn dĩ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quốc gia và được đặt trên vai các trường cao đẳng, đại học… Nhận ra được những bất cập bản thân cũng như hiểu được nhu cầu của thị trường lao động, nhiều trường đã áp dụng đổi mới phương thức đào tạo, từ đào tạo nghề đến đào tạo đại học và trên đại học với tiêu chuẩn quốc tế. Không những thế, không ít trường còn tăng cường hợp tác với các nước khác nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên, chuyển giao chương trình đào tạo, sửa đổi giáo trình, tăng thực hành, tăng kiến thức về kỷ luật, lao động.
Bởi đã đến lúc các cơ sở phải có trách nhiệm đến cùng với những sản phẩm của mình bằng cách thay đổi phương thức tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng nên mở thêm ngành nghề mới theo nhu cầu. Cùng với đó,trường học cần giải quyết tốt việc làm cho sinh viên sau khi ra trường thông qua việc xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp.Nhận thức được vấn đề đó, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã hình thành một Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp nhằm giới thiệu, giải quyết việc làm cho sinh viên, tìm hiểu, cung cấp thông tin 2 chiều về năng lực, nhu cầu của doanh nghiệp và nhà trường để xây dựng các chương trình hợp tác với doanh nghiệp. Sau hơn 2 năm Trung tâm đi vào hoạt động, nhà trường đã có quan hệ hợp tác với trên 300 doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực. Hàng loạt các hội thảo tư vấn việc làm, du học, xuất khẩu lao động và ngày hội việc làm đã được trường tổ chức, thu hút đông đảo sinh viên quan tâm.
Không chỉ các trường trung cấp, cao đẳng, đại học mà câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng đã được một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội quan tâm. Đó là việc những trường phổ thông này đã lựa chọn, chuyển đổi phương pháp dạy, tiến tới đào tạo nhân lực chất lượng cao từ sớm thông qua việc tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học và giáo dục những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.Đây cũng là cách mà ngành giáo dục đào tạo Thủ đô đang lựa chọn hướng phát triển nhân lực chất lượng cao khi hướng về đào tạo ngay từ những cấp bậc thấp hơn.Điển hình như trường THCS &THPT Nguyễn Siêu là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai học ngoại ngữ, công nghệ thông tin theo lộ trình đào tạo bằng quốc tế…
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu chia sẻ: “Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đi từ gốc và cái gốc đó chính là đi từ hệ giáo dục THPT, nhất là ở lớp 11, lớp 12. Hai năm cuối cùng này tương đương với 2 năm dự bị đại học như trên Thế giới, ở 2 năm này sẽ có sự phân hóa thành 2 hướng: học nghề và học đại học chuyên sâu. Nhà trường phổ thông phải tạo tiền đề dự bị đại học, xây dựng nền tảng kiến thức chuyên sâu cho các em trước khi bước vào cấp học cao hơn. Cùng với đó, việc đào tạo nghề càng sớm sẽ tạo ra cái gốc – nền tảng sớm và khi gốc càng to thì hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao càng lớn bấy nhiêu. Trong quá trình hội nhập này, lao động phải chú trọng tới ngoại ngữ, công nghệ thông tin và nhất là sự hiểu biết về văn hóa. Chúng ta không chỉ đào tạo nghề mà cần đào tạo con người nhân văn, tức là ngoài kiến thức, nhân lực phải có ý thức, có tâm với nghề”. |
Cụ thể, tại THPT Nguyễn Siêu, học sinh được học công nghệ thông tin theo quy chuẩn Microsoft bản quyền, có chương trình học ngoại ngữ tiêu chuẩn Cambrigde với việc cấp bằng quốc tế được công nhận tại 200 quốc gia. Ngoài ra, ngoại ngữ được chú trọng như ngôn ngữ thứ 2 trong trường, nhiều môn học, học sinh bắt buộc phải học bằng tiếng Anh.Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, trình độ ngoại ngữ của học sinh trường này phải đạt thấp nhất là IELTS 6.5.Đánh giá về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ hệ phổ thông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu chia sẻ: “Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đi từ gốc và cái gốc đó chính là đi từ hệ giáo dục THPT, nhất là ở lớp 11, lớp 12. Hai năm cuối cùng này tương đương với 2 năm dự bị đại học như trên Thế giới, ở 2 năm này sẽ có sự phân hóa thành 2 hướng: học nghề và học đại học chuyên sâu. Nhà trường phổ thông phải tạo tiền đề dự bị đại học, xây dựng nền tảng kiến thức chuyên sâu cho các em trước khi bước vào cấp học cao hơn.Cùng với đó, việc đào tạo nghề càng sớm sẽ tạo ra cái gốc – nền tảng sớm và khi gốc càng to thì hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao càng lớn bấy nhiêu. Trong quá trình hội nhập này, lao động phải chú trọng tới ngoại ngữ, công nghệ thông tin và nhất là sự hiểu biết về văn hóa. Chúng ta không chỉ đào tạo nghề mà cần đào tạo con người nhân văn, tức là ngoài kiến thức, nhân lực phải có ý thức, có tâm với nghề”.
Song song với sự cố gắng của các cơ sở đào tạo, bản thân các doanh nghiệp cũng tự “rèn giũa” lại nguồn nhân lực sau khi đã sơ tuyển dụng ngay trong nước, các trường đại học, cao đẳng… nâng cao trình độ giảng dạy. Đặc biệt, để cải thiện chất lượng lao động, các doanh nghiệp còn quyết định đầu tư, gửi người ra nước ngoài đào tạo hoặc chủ động tìm cách liên kết với các trường đào tạo có uy tín, có chương trình đào tạo tiên tiến thông qua các đơn đặt hàng đào tạo cụ thể. Nhất là nhiều doanh nghiệp đã có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ cao.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với Việt Nam nói chung và với Hà Nội nói riêng, để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải thật sự có các chính sách đổi mới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hồng Hải – Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03