Nguyện một kiếp trồng người
Sở GD-ĐT TPHCM không tổ chức tiếp đón, nhận hoa dịp 20/11 | |
Bộ GDĐT: Mức lương của giáo viên từ 3 - 10 triệu đồng | |
Hà Nội tôn vinh các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu |
Cũng giống như bao “người lái đò” khác, cô giáo Dung toát lên một vẻ đẹp dịu hiền, nhẹ nhàng, giọng nói êm ả cùng nụ cười hồn hậu. Phải chăng, chỉ có điểm cô khác, chính là làn da có chút xạm đi, da đã điểm chấm đồi mồi. Làn da thể hiện năm tháng dông dài, cũng thể hiện phần nào nỗi đau sau những lần cô điều trị căn bệnh hiểm nghèo, làn da ấy như biết nói cho người đối diện, cô không còn trẻ. Và đúng như vậy, người giáo viên ấy, giờ đây đã ngoài 50 tuổi, đã gần nửa đời người giữ vững tay chèo lái những con thuyền ước mơ của bao đám trò nhỏ. Chỉ 6 tháng nữa thôi cô sẽ phải rời bục giảng, tạm xa trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình). Khỏi phải nói, chỉ cần nghĩ tới ngày cô nghỉ, đám nhỏ của trường cũng hụt hẫng biết bao. Vì nhắc tới cô, người ta không chỉ nghĩ tới người giỏi nghề mà cô còn là người có tấm lòng đáng quý.
Chân dung cô giáo Dung |
2 năm trước, cô Dung mắc căn bệnh ung thư vú, chịu không ít những cơn đau giằng xé của bệnh tật. Cô phải phẫu thuật, xạ trị để chữa bệnh. Tưởng rằng với bệnh tật như thế, cô sẽ nghỉ ngơi một thời gian dài nhưng chỉ đúng sau gần 3 tháng điều trị, cô lại bước đến trường với tập giáo án. Cô cười mà nói: “Cô lấy công việc làm niềm vui” nhưng ai cũng biết rằng, nhà giáo ấy chẳng dám nghỉ ngơi vì tinh thần trách nhiệm cao cả với học trò.
Trong suốt bằng ấy năm công tác, cô không chỉ làm tròn bổn phận một người thầy, người cô dìu dắt, nâng đỡ học sinh của mình. Cô còn là đòn bẩy, tạo tiền đề, động lực cho nhiều em học sinh khẳng định bản thân tại các cuộc thi. Đã nhiều lần, cô động viên học sinh của mình đi thi học sinh giỏi, nhờ đó, các em ẵm về những giải thưởng danh giá. Trong năm học 2015 - 2016, cô đã giúp 2 em học sinh đạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thiOlympic Toán 8 của Quận, riêng năm học2016 – 2017, một học sinh của cô cũng đã đạt giải Nhì kỳ thi Toán cấp Quận, giải Khuyến khích Toán quốc tế IMC.
Thế nhưng không chỉ giỏi chuyên môn, bản thân cô còn là một người nhà giáo mẫu mực với tấm lòng thiện nguyện. Nghĩ về nghề nhà giáo, người ta thường nghĩ tới nghề với đồng lương eo hẹp, có phần thiệt thòi hơn so với các nghề nghiệp khác. Nhưng không vì thế mà cô Dung ngại san sẻ gian khó với mọi người, với học sinh. Không có nhiều tiền, cô dùng sức mình giúp đỡ người khác, 33 năm dạy học, cũng hơn 20 năm cô giúp các em học sinh yếu kém bằng những tiết 4, tiết 5 miễn phí. Nhờ việc làm ý nghĩa đó của cô, được sự ủng hộ của Ban Giám hiệu trường và các thầy cô đồng nghiệp, các em học sinh THCS Thăng Long đã có nhiều hơn những tiết Toán miễn phí.
Không chỉ có thế, bao mảnh đời bất hạnh còn được cô dìu dắt thành người. Có em học sinh, cha mất sớm, chỉ còn có mẹ, người mẹ của em ngày ngày tần tảo bán hàng gom từng đồng tiền lẻ đưa cho 2 đứa con lấy tiền mua gạo, thức ăn hàng ngày. Chứng kiến cảnh ấy, cô đề nghị giúp đỡ, kèm cặp 2 em đến lúc trưởng thành. Giờ đây, những đứa trẻ mồ côi cha, một thời khốn khó, chờ đợi những đồng tiền của mẹ lo bữa no, bữa đói mỗi ngày đã trưởng thành. Cả 2 đã lập gia đình, kiếm được việc làm ổn định, kiếm ra tiền lo đầy đủ cho mẹ của mình.
Hay như với em học sinh Nguyễn Hồng Quân, với cảnh đời éo le, mẹ mất sớm, bố ngồi tù, Quân sống với ông bà nội đã già yếu. Biết được hoàn cảnh của học sinh, cô Dung đã kêu gọi các thầy cô giáo và hội phụ huynh giúp đỡ em không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần. Giờ đây, Quân học được nghề nấu ăn, dưới sự trợ giúp của một Việt kiều đã ra nước ngoài làm nghề đầu bếp.
Cô còn đem lửa nghề nhiệt huyết bao năm tích lũy của bản thân chia sẻ với những đồng nghiệp trẻ. Cô luôn bảo, cô coi họ như con, như cháu của mình, để từ đó mà rút ruột tâm sự. Nhiều khi cô thấy các bạn giáo viên trẻ còn có những lời nói, hành động không phải trước mặt học sinh, cô chỉ nhẹ nhàng bảo ban, khuyên người ta “làm nghề giáo cũng có những thứ phải hi sinh. Có hi sinh cái tôi đi một chút, mới có thể chững chạc một chút, mô phạm một chút trước đám học trò láu cá”, cô Dung chia sẻ.
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, cô giáo Dung phải rời bục giảng, nghĩ tới đó, nét mặt cô thoáng đượm buồn. Nhưng khi nghĩ lại 33 năm làm nghề, niềm tự hào của cô không giấu nổi, vì cô biết những “người đi đò” cô chở năm nao mỗi lúc một lớn khôn, vẫn nhớ, vẫn yêu người thầy cũ. Có lẽ, với cái tâm vì nghề, vì trò, cô đã “trồng người” thành công.
Hồng Hải
Ảnh: Chân dung cô Nguyễn Thị Kim Dung
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11