Doanh nghiệp nhà nước tại TP Hồ Chí Minh

"Ngụp lặn" trong tái cơ cấu

Trong số 21 DNNN tại TPHCM buộc phải tái cơ cấu, cho đến nay chỉ có 2 doanh nghiệp công bố quyết định trị giá. Số còn lại đang loay hoay vì thời gian buộc thoái vốn hàng trăm tỷ đồng đang gần hết.   
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN
Tăng trưởng cần gắn với tái cơ cấu

Vướng mắc khâu thẩm định giá

Theo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch trong năm 2015, thành phố sẽ thực hiện cổ phần hóa (CPH) 21 doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đến nay, tất cả số doanh nghiệp này đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo CPH, 19/21 doanh nghiệp có công văn chọn đơn vị tư vấn, 11/21 doanh nghiệp đã có quyết định giao tài sản để thực hiện CPH. Nhưng điều đáng lưu ý, mới chỉ có 2 doanh nghiệp công bố được giá trị doanh nghiệp. Như vậy, với tổng số vốn nhà nước trên 3.600 tỷ đồng mà các DNNN trên địa bàn đang đầu tư ngoài ngành bắt buộc sẽ phải thoái hết vào thời điểm cuối năm nay theo đúng lộ trình mà UBND thành phố Hồ Chí Minh đặt ra là khá khó khăn.

Ông Phạm Minh Trí, Trưởng ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố cho rằng, phần vốn nhà nước sau khi được rút về sẽ được các doanh nghiệp tập trung lại trong những lĩnh vực kinh doanh thế mạnh, đem lại hiệu quả cho chính các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới. Song hiện nay, quá trình CPH tại các DNNN gặp khó khăn, vướng mắc, chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp đầu tư dàn trải, ngoài ngành, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Còn lại một số doanh nghiệp thời gian trước làm ăn thua lỗ nên còn vướng mắc về tài chính, thuế dẫn đến chưa hoàn thiện về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ…

Vissan dù có hoạt động kinh doanh tốt nhưng đang “ngụp lặn” trong tiến trình CPH

Thực tế, nhiều doanh nghiệp có phần vốn nhà nước phải thoái trong năm nay cho biết, vẫn đang “ngụp lặn” loay hoay, vướng mắc trong khâu thẩm định giá trị doanh nghiệp. Điều quan trọng mấu chốt là chưa thống nhất được giữa ban lãnh đạo công ty và đơn vị tư vấn về những tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp dẫn đến không xác định đúng giá trị, thậm chí là e ngại trách nhiệm sau này. Ông Trần Thành Nam, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết, trong năm 2015 nhiệm vụ của UBND thành phố đặt ra đối với Satra khá nặng nề khi phải thoái hơn 665 tỷ đồng tổng số vốn nhà nước tại các đơn vị thành viên trong tổng công ty.

Để làm được điều này, Satra đang rốt ráo tiến hành hoàn thiện thủ tục, hồ sơ cơ đổi mới, cơ cấu lại bộ máy, thậm chí xóa sổ một số công ty con kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ. Theo đó, Satra sẽ bán đứt 32 công ty, bán một phần vốn của 6 công ty con và tiến hành giải thể 5 công ty con. Đến nay, một đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty là Satra Tiền Giang đã được một đối tác lớn trên thị trường mua lại 70% và đưa vào quá trình vận hành mới. Song, bên cạnh đó cũng có công ty dù đã đưa ra chào bán, nhưng đến nay vẫn chưa “thoát xác” được do phần vốn nhà nước còn trên … 99%. “Khó khăn nhất đối với việc CPH của doanh nghiệp lúc này là làm sao xác định được được giá trị của doanh nghiệp cũng như tìm được đối tác chiến lược để quá trình CPH được diễn ra thuận lợi cũng như phần vốn thu về đảm bảo được đúng giá trị ”, ông Nam nói.

Còn theo ông Trần Tấn An, Phó tổng giám đốc Vissan, một trong những đơn vị phải thực hiện xong tiến trình CPH trong năm nay, dù không có vướng mắc về vấn đề tài chính do hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua khá tốt và ổn định. Đồng thời, Vissan cũng có kế hoạch và thành viên nằm trong ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để theo sát tiến trình nhưng khâu thẩm định, giấy tờ thủ tục tiến hành chuyển đổi vẫn còn phức tạp, khó khăn.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Phân tích nguyên nhân vì sao tiến trình cổ phần hóa DNNN đến nay còn chậm, TS. Trần Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc chậm CPH DNNN. Trong đó có thể nói đến bất cập trong việc định giá đất để đưa vào giá trị CPH hay quy định của Luật Phá sản còn nhiều điểm chưa hợp lý nên việc phá sản doanh nghiệp gặp khó khăn dây dưa, kéo dài. Một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sau khi sáp nhập sẽ ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp nhận sáp nhập… Tuy nhiên, quan trọng nhất là bản thân mỗi doanh nghiệp khi tiến hành CPH, tái cơ cấu bộ máy cần phải chủ động và có chiến lược hành động rõ ràng.

Trong phương án tái cấu trúc DNNN được Viện Nghiên cứu Phát triển nêu tại đề án tái cấu trúc kinh tế thành phố giai đoạn 2013 – 2020, tái cấu trúc DNNN trên cơ sở rà soát ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của từng DN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước. Phân biệt rạch ròi giữa chủ sở hữu và quyền đại diện chủ sở hữu. Nhất là phải quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của DNNN về bảo toàn vốn, kinh doanh có lãi đóng góp cho NSNN cũng như trách nhiệm với xã hội…

Ngay từ đầu năm 2015, tại Nghị quyết 01/NQ-CP, Chính phủ đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN; tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014-2015 đúng thời hạn đặt ra. Thông báo kết luận sau phiên họp với Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để hoàn thành bằng được kế hoạch tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn này, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Kiên quyết hơn, kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xử lý nghiêm lãnh đạo doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu. Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,…phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN thuộc phạm vi quản lý giai đoạn 2014-2015. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đồng thời, xử lý nghiêm lãnh đạo doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Trần Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá  Việt Nam

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026).
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) dự kiến sẽ công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam vào ngày chiều nay (3/5).

Tin khác

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi Mỹ công bố thêm thông tin về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu khá tích cực.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

(LĐTĐ) Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng ngày 2/5 dự báo sẽ được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng nhẹ từ 50 - 90 đồng/lít.
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

(LĐTĐ) Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu hút 1,132 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động