Người “số hóa” quản lý tổ dân phố

(LĐTĐ) Rời bục giảng nhà trường, nghỉ hưu theo chế độ, PGS.TS Lê Thanh Mẽ (Nguyên giảng viên cao cấp Trường Đại học Mỏ - Địa chất) về địa phương tiếp tục đảm nhận nhiều công việc mới. Với những kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy, ông đã và đang góp phần quan trọng trong sự đổi thay ở tổ dân phố số 7 (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
nguoi so hoa quan ly to dan pho Nhân rộng mô hình hay trong các tổ dân phố
nguoi so hoa quan ly to dan pho Chung tay xây dựng tổ dân phố điện tử

Từ ông Tiến sĩ đến “người vác tù và”

Giữa cuộc sống bộn bề đời thường, PGS.TS Lê Thanh Mẽ không thuộc “tuýp” người vồn vã, vồ vập. Ông thường ít lời, hiền hậu và chỉ nói chuyện khi nào cần thiết, song đó không phải là con người lạnh lùng, xa cách. Bất cứ gặp ông ở đâu, từ trong con người im lặng đó vẫn toát ra vẻ thân thiện, nét nhân từ “bắt buộc” khiến người đối diện phải cảm mến.

Năm 2016, sau hơn 40 năm công tác tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, ông nghỉ hưu theo chế độ, về sinh hoạt tại tổ dân phố số 7 (phường Đức Thắng). Cũng kể từ đây, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm Tổ phó tổ dân phố. Mặc dù mới chỉ đảm nhiệm công việc này hơn 2 năm nhưng ông đã cùng cấp ủy chi bộ lãnh đạo tổ dân phố ngày một đổi thay, được nhân dân tin tưởng đồng thuận.

nguoi so hoa quan ly to dan pho
Ông Lê Thanh Mẽ có nhiều sáng kiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tổ dân phố. ảnh: Kim Tiến

PGS.TS Lê Thanh Mẽ sinh năm 1949 tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 1969, ông bắt đầu theo học tại Trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Năm 1972, khi đang học năm thứ 3 thì ông có giấy gọi nhập ngũ. Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông đành xếp bút nghiên lên đường ra chiến dịch. Cho đến bây giờ, những ngày tháng rời giảng đường đi chiến đấu vẫn còn in đậm trong ký ức của PGS.TS Lê Thanh Mẽ. Ông nhớ những ngày ở Trung đoàn pháo binh 84, Sư đoàn 325 cùng đồng đội, chặn ở Đầm Cầu Hai không cho địch rút khỏi Huế. Nhớ trận đánh ở Long Thành tạo điều kiện cho bộ binh tiến vào Sài Gòn, nhớ cả không khí hân hoan ngày Sài Gòn giải phóng…

Đầu năm 1976, khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, ông lại tiếp tục trở lại với giảng đường. Với những thành tích xuất sắc, ông được giữ lại làm giảng viên của trường rồi sau này trở thành PGS.TS, giảng viên cao cấp. Được đào tạo tương đối chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực tế, những bài giảng ông đã trao truyền biết bao kiến thức cho các thế hệ học trò. Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy đại học và cao học, ông đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.

Nhận quyết định về hưu năm 2016, tuy nhiên PGS.TS Lê Thanh Mẽ vẫn khá bận rộn với các công việc chuyên môn. Ông vẫn thường xuyên tham gia các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt ông có niềm đam mê nghiên cứu về các loại đá quý, khoáng thạch. Năm 2017, ông được ông Nguyễn Mạnh Hoạt (Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 7) giới thiệu, “vận động” nhận trọng trách Tổ phó tổ dân phố. “Ban đầu, tôi cũng phân vân, bởi bao năm đi dạy tôi không có nhiều thời gian để tham gia công việc tại địa phương, tôi cũng không thích sự va chạm, giáo điều. Tuy nhiên vì mọi người tin tưởng, đặt niềm tin quá nên tôi cũng mạnh dạn góp một phần công sức của mình” – ông Mẽ bày tỏ.

Từ khi công tác tại tổ dân phố, ông Mẽ luôn phát huy tinh thần dân chủ được nhân dân tin tưởng. Dưới sự góp sức của ông, diện mạo tổ dân phố ngày một được đổi thay. Một trong những phần việc quan trọng mà ông làm được vừa qua đó là góp phần đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý tổ dân phố, xây dựng tổ dân phố điện tử.

Hết lòng vì công việc chung

Cho đi là nhận lại:

Sau khi nhận công tác tại địa phương, ông Mẽ cho biết ông cảm thấy bản thân có cái nhìn khác về cuộc sống hơn. Khi mới nhận chức Tổ phó tổ dân phố ông bị nhiều người “ghét” bởi hay góp ý, hay đưa ra ý kiến.

Tuy nhiên sau khi mọi người hiểu được việc ông làm đều vì tổ dân phố, vì địa phương thì người ta lại càng yêu quý, kính trọng ông hơn.“Trước đây, tôi chỉ có công việc đi dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi vẫn tự hào và cho rằng cuộc sống như thế là đủ rồi. Tuy nhiên, sau khi công tác tại tổ dân phố, được gặp gỡ nhiều người, nhiều hoàn cảnh, được trải nghiệm qua nhiều cung bậc cảm xúc thì tôi thấy cuộc sống nhiều màu sắc và đáng sống hơn rất nhiều”, ông Mẽ bộc bạch.

Những ngày đầu tiên khi được giao nhiệm vụ làm chủ chương trình “Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư ở tổ dân phố”, ông Mẽ cũng trăn trở rất nhiều. Bởi tổ dân phố số 7 rộng 9,4ha, có trên 400 hộ dân và gần 1.700 nhân khẩu chưa kể hàng trăm sinh viên và các hộ kinh doanh dịch vụ đến thuê trọ cùng nhiều đơn vị đóng trên địa bàn như: Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Để quản lý dữ liệu dân cư của tổ dân phố sao cho hiệu quả, rõ ràng cần phải ứng dụng công nghệ thông tin.

Là người nghiên cứu khoa học hiểu biết về công nghệ thông tin, PGS.TS Lê Thanh Mẽ lên ý tưởng vẽ sơ đồ toàn bộ khu dân cư bằng việc sử dụng phần mềm đồ họa. Những ngày đầu tiên bắt tay vào nhiệm vụ, ông Mẽ đã đến phường mượn bản đồ địa chính rồi miệt mài số hóa toàn bộ sơ đồ khu dân cư bằng phần mềm Autocad. Các dữ liệu của từng hộ gia đình như tên chủ hộ, địa chỉ, diện tích căn hộ, số tầng, số hộ, số nhân khẩu…cũng được ông cập nhật trong sơ đồ. Mặc dù công việc khó khăn, vất vả cần nhiều công sức nhưng chỉ sau 3 tháng ông đã xây dựng xong sơ đồ bố trí dân cư rất chi tiết.

Để có được những sơ đồ, cơ sở dữ liệu của khu dân cư, là những ngày tháng miệt mài, âm thầm làm việc của ông. Dẫu công việc chẳng có thù lao, nhưng ông vẫn tận tâm, tận lực làm việc. Không chỉ góp công xây dựng dữ liệu dân cư cho tổ dân phố, ông còn bỏ tiền túi trang bị máy tính, vận động người dân đóng góp tiền mua máy chiếu để ở nhà văn hóa của tổ dân phố để mọi người có thể truy cập các dữ liệu mà ông đã số hóa. Hiện nay, nếu muốn kiểm tra, khai thác dữ liệu thông tin về dân cư của tổ dân phố số 7 chỉ cần vài lần “nhấp chuột” là có thể nắm bắt được hết, rất rõ ràng, minh bạch và hiệu quả, đồng thời cũng tránh được những nhầm lẫn, sai sót so với cách quản lý bằng sổ sách như trước đây.

Với những việc làm thiết thực của mình, ông đã được nhiều người dân biết đến và dành cho ông những tình cảm sâu sắc và với mong muốn trong thời gian tới, những việc làm của ông tiếp tục được phát huy và truyền nhiệt huyết cho người dân trong khu dân cư . Giờ đây, mỗi phong trào, hoạt động tại địa phương mà ông Mẽ phát động, bà con đều tích cực hưởng ứng. Chính từ tâm huyết, trách nhiệm của một người hết lòng vì dân đã giúp ông thành công. Thế nhưng, khi được biểu dương, ông Mẽ luôn khiêm tốn: “Đó không phải là thành tích của cá nhân tôi, đó là kết quả của cả tập thể và sự chung tay của bà con tổ dân phố số 7”.

Ông Nguyễn Mạnh Hoạt (Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 7) cho biết: “Với sự am hiểu đời sống của người dân, với tinh thần trách nhiệm cao và bản thân, gia đình rất có uy tín tại địa phương nên các mô hình của ông Mẽ đưa ra thiết thực, có tính sáng tạo và lan tỏa những điều tích cực trong cộng đồng. Hiện nay, ông Mẽ được người dân rất tin tưởng và tín nhiệm”.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động