Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: Doanh nghiệp và người lao động vẫn dửng dưng?

Người lao động có quyền, mà không biết

Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) 2015 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật không chỉ là bảo vệ người lao động (NLĐ) có hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà còn cho cả người không theo HĐLĐ. Luật còn phân loại chi tiết các nhóm đối tượng lao động để huấn luyện an toàn lao động (ATLĐ) cũng như quyền lợi mà họ được giải quyết khi nghỉ chế độ, hay không may bị TNLĐ… Song, NLĐ vẫn còn mơ hồ về quyền lợi của mình.
nguoi lao dong co quyen ma khong biet Những điểm mới có lợi cho người lao động từ Luật ATVSLĐ
nguoi lao dong co quyen ma khong biet Cần tăng lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu
nguoi lao dong co quyen ma khong biet Công đoàn UDIC: Đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống người lao động
nguoi lao dong co quyen ma khong biet Thu hẹp khoảng cách giữa công đoàn với đoàn viên và người lao động
nguoi lao dong co quyen ma khong biet Nỗ lực cải thiện điều kiện sống cho người lao động

Công cụ bảo vệ người lao động

Theo Luật ATVSLĐ, không chỉ NLĐ có HĐLĐ được bảo đảm ATLĐ tại nơi làm việc mà cả những lao động chưa hoặc không giao kết HĐLĐ, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, người học nghề, tập nghề hay sinh viên, học sinh trong thời gian thực hành tại cơ sở giáo dục dạy nghề không may bị TNLĐ cũng được bảo vệ với những quyền” được quy định khá chi tiết.

nguoi lao dong co quyen ma khong biet
Kiểm tra nghiệp vụ công nhân và sổ trực quy trình vận hành nồi hơi tại Cty CP thực phẩm VN.

Cụ thể, NLĐ làm việc theo HĐLĐ có quyền: Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được cung cấp đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả đủ điều kiện; yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác ATVSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Còn NLĐ làm việc không theo HĐLĐ cũng có được một số quyền: Được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; được tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; tham gia và hưởng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định…; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Đối với học sinh, sinh viên (HS-SV) trong thời gian thực hành tại cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề bị TNLĐ (theo Khoản 3, Điều 70 của Luật ATVSLĐ) thì theo Nghị định 39/2016 hướng dẫn một số điều của Luật ATVSLĐ, ngoài việc được cơ sở giáo dục thanh toán chi phí y tế từ sơ cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ, thì đối tượng này còn được hỗ trợ 1 lần bằng tiền theo các mức suy giảm khả năng lao động (từ 5% cho đến 80% hoặc bị chết do TNLĐ), trong đó mức ít nhất là bằng 0,6 lần mức lương cơ sở - nếu bị suy giảm từ 5% và ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở - nếu bị suy giảm từ 8 % trở lên…

Đáng chú ý, theo Luật này, việc phân nhóm, xếp loại lao động theo chức danh nghề nghiệp, công việc để huấn luyện ATVSLĐ theo 6 nhóm cũng rất chi tiết. Cụ thể, nhóm 1 dành cho người làm công tác quản lý; nhóm 2 dành cho người làm công tác ATVSLĐ; nhóm 3 dành cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo quy định của Bộ LĐTBXH; nhóm 4 là những người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho chủ sử dụng lao động; nhóm 5 là những người làm công tác y tế; nhóm 6 là những an toàn vệ sinh viên. Tương ứng với các nhóm lao động trên là những quy định cụ thể về các nội dung huấn luyện và các chứng chỉ, thẻ an toàn lao động được cấp đi kèm. Đặc biệt, việc phân loại này còn liên quan mật thiết đến việc giải quyết chế độ bồi dưỡng hiện vật, nghỉ dưỡng sức, phụ cấp cũng như hưu trí của họ khi đến tuổi nghỉ hưu.

nguoi lao dong co quyen ma khong biet
HĐLĐ với điều khoản liên quan đến TNLĐ vi phạm quy định.

Mơ hồ về Luật

Luật quy định là vậy, nhưng khi được hỏi, rất nhiều NLĐ cho biết họ lơ mơ hoặc không biết có được nhiều quyền đến như vậy tại nơi làm việc. Đơn cử như: Thợ hàn, thợ cán thép, thợ phân loại thép phế để luyện thép, thợ đốt lò, thợ vét cống ở các trạm bơm thủy lợi … theo quy định của Bộ LĐTBXH được xếp vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại và nguy hiểm. Theo quy định, những lao động này không chỉ được huấn luyện nghiệp vụ ATLĐ và được cấp thẻ ATLĐ đủ điều kiện làm việc; nhận chế độ phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà còn được nhận chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hằng ngày để tái tạo sức lao động; được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm; được khám chuyên sâu để phát hiện bệnh nghề nghiệp, được nghỉ chế độ trước tuổi (5 năm so với quy định)…

Thế nhưng, Cty TNHH Thép An Khánh tại thời điểm Sở LĐTBXH Hà Nội kiểm tra, thì có tới 25 lao động làm công việc nặng nhọc độc hại và nguy hiểm, nhưng DN này chỉ khai báo có 20 lao động làm việc nặng nhọc. Tương tự, tại Cty TNHH Nhà nước MTV Thủy lợi Sông Tích, công nhân nạo vét cống các trạm bơm cũng chưa được đơn vị xếp loại phù hợp. Nhiều NLĐ và cả DN vẫn còn nhầm lẫn khi nghĩ chế độ bồi dưỡng hiện vật (VD như đường, sữa…) với chế độ phụ cấp độc hại là một. Hay cả NLĐ và DN không ý thức được lợi ích của việc trang bị bảo hộ lao động; khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh nghề nghiệp, nên làm đối phó với việc thanh, kiểm tra… dẫn đến tự đánh mất quyền lợi cơ bản của mình. Hoặc người nước ngoài làm việc trong các DN VN theo Luật ATVSLĐ được quyền mua BHYT (bắt buộc), nhưng bị chủ sử dụng lao động bỏ qua mà không hề khiếu nại.

Ông Bạch Quốc Việt - Trưởng phòng An toàn lao động (Sở LĐTBXH Hà Nội) - cho biết, qua kiểm tra ở nhiều đơn vị, nhiều lao động làm việc ở các vị trí vận hành các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như vận hành nồi hơi, cẩu trục, vận hành tủ bảng điện, hàn xì… rất lơ mơ trong quy trình vận hành các thiết bị này cũng như cách xử lý sự cố (nếu xảy ra) khi được đoàn kiểm tra hỏi. Bên cạnh đó, cũng ở các vị trí này, còn thiếu các biển bảng chỉ dẫn thoát hiểm, cảnh báo nguy hiểm, nội quy vận hành thiết bị máy móc hay chỉ dẫn thông báo xử lý sự cố khi xảy ra. Ở nhiều nơi được kiểm tra, NLĐ và DN đã không xuất trình được đủ các chứng chỉ nghiệp vụ huấn luyện cho NLĐ theo quy định. Do đó, có không ít DN đã bị chúng tôi cảnh cáo và xử lý vi phạm với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng…

Cá biệt, Cty Thép An Khánh còn ép NLĐ ký HĐLĐ, trong đó có điều khoản liên quan đến TNLĐ rất vô lý: “Nếu xảy ra TNLĐ do chủ quan thì NLĐ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự. Cty chủ giúp đỡ phần nào trong điều kiện cho phép”, hoặc vi phạm pháp luật: “Nếu vi phạm kỷ luật, tùy theo mức độ nặng nhẹ bồi thường bằng tiền”; tiền tệ hóa bồi dưỡng chế độ bằng hiện vật… Những quy định này đều vi phạm Luật Lao động, Luật ATVSLĐ, nhưng NLĐ vẫn đặt bút ký. Điều đáng nói đây là những HĐLĐ dài hạn… Thậm chí, có DN đã phản ứng khi thấy bị phạt hành chính lỗi tiền tệ hóa chế độ bồi dưỡng hiện vật cho những vị trí lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm vì cho rằng, NLĐ thích và cần nhận tiền hơn chế độ bồi dưỡng hiện vật.

Về vấn đề này, ông Việt cho hay, Luật quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là nhằm mục đích bồi dưỡng trực tiếp cho NLĐ để tái tạo sức lao động của họ. Số hiện vật này nếu quy ra tiền thì chắc gì NLĐ đã sử dụng mà họ lại dành dụm chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Vì thế, văn bản hướng dẫn dưới Luật mới quy định rõ xử phạt hành chính cho lỗi này nhằm tăng cường nhận thức cho NLĐ và chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, cả NLĐ và chủ sử dụng lao động cũng nên tránh máy móc khi vận dụng thực hiện quy định này, ví dụ thay vì mua đường, sữa cho NLĐ thì có thể nâng giá trị bữa ăn giữa ca lên cho đối tượng lao động này (ví dụ quy định bữa ăn giữa ca của NLĐ là 25.000 đồng/người, thì có thể tăng là 30.000 hoặc 35.000 đồng)…

Theo PGS.TS Nguyễn An Lương - Chủ tịch Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam, điều quan trọng của Luật ATVSLĐ là bảo đảm cho NLĐ quyền được làm việc trong điều kiện an toàn vệ sinh khi đã thiết lập chặt chẽ hơn hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ: Nơi làm việc, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc này sẽ hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cũng như tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ.

Thiết nghĩ, đảm bảo ATVSLĐ không chỉ là giải pháp phòng ngừa ít tốn kém hơn nhiều so với giải quyết hậu quả. Vì thế, tăng cường tuyên truyền cho NLĐ và người sử dụng lao động hiểu để thực hiện nghiêm túc cũng như sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành có liên quan là trách nhiệm của các bên liên quan chứ không chỉ riêng tổ chức hay cá nhân nào.

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động