Người giữ “hồn tên” cho phố Lò Rèn

Vào một ngày cuối năm, đi qua phố Lò Rèn chợt thấy ánh lửa đỏ rực khiến cho hơi ấm bất chợt lan tỏa khắp con phố. Những bông hoa lửa bắn lên từ bễ lò rèn khiến ta có cảm giác trở về mấy chục năm về trước, những đốm lửa hồng của một thời gợi nhớ quê hương.
nguoi giu hon ten cho pho lo ren Người thợ rèn “giữ lửa” cho bễ lò giữa lòng Thủ đô

Hình ảnh khói bếp, đụn rơm đã trở nên quen thuộc với con người Việt Nam. Dù đi đâu, cái mùi thơm của đụn rơm và làn khói lam chiều tỏa trên những mái nhà tranh cho ta cảm giác nhung nhớ, ấm áp. Đó là đặc trưng của vùng miền núi và nông thôn trải dài trên khắp đất nước. Còn riêng với người dân Hà Nội, hình ảnh phố cổ mặc trầm, mái ngói rêu phong đã đi vào trái tim người Hà Nội và những ai đó “lỡ” đến Hà Nội đều không thể nào quên.

nguoi giu hon ten cho pho lo ren
Anh Nguyễn Phương Hùng là người cuối cùng làm nghề rèn ở phố cổ Lò Rèn (Hà Nội)

Và trong những thăng trầm của dòng chảy thời gian, chỉ còn 2 con phố còn giữ lại được “hồn tên” của nó, đó là phố Hàng Mã vẫn còn bán hàng mã, phố Lò Rèn còn lại duy nhất một người thợ lò rèn. Đó là người “giữ hồn tên cho phố cổ”. Sức hấp dẫn của những bông hoa lửa đã dẫn tôi đến “lò rèn” duy nhất nằm ngay ngã tư phố Lò Rèn giao với phố Hàng Đồng, anh Nguyễn Phương Hùng, người chủ duy nhất còn sót lại trên phố Lò Rèn rót chè xanh vào cái chén sứ cũ kỹ rồi mời tôi uống. Anh bảo, giữa cái ồn ào đô thị, ngồi nhâm nhi chén trà mà vẫn tìm ra được sự tĩnh lặng riêng, đó mới là cách cảm nhận hồn phố cổ.

Anh Hùng kể, nhà anh theo nghề rèn từ đời ông nội, tính ra cũng 3 thế hệ. Thời trẻ anh cũng từng bỏ ngang nghề rèn để theo nghiệp hàn, rồi lại làm lái xe cho cơ quan nhà nước cứ rong ruổi khắp nơi. Cha anh là ông Nguyễn Hữu Thịnh cũng theo nghề ông nội truyền lại, nhưng đến đời anh, nhà có 4 anh em nhưng chẳng ai chịu theo nghề bố. Anh cũng như những người khác, không mặn mà gì với cái bễ lò rèn ngày đêm đánh lửa xèn xẹt, chan chát tiếng búa tiếng đe, đinh tai nhức óc.

Theo anh Hùng, làm nghề gì cũng phải có duyên với nghề. Từ một người không ưa gì nghề của cha ông truyền lại, bỗng một ngày anh say mê nó đến độ, một ngày không được ngồi vỉa hè, không được thấy tiếng lách tách của than và những ánh lửa bùng lên là nhớ không chịu được. Anh rèn từ mũi khoan bê tông, đục, mỏ neo... cho đến những thanh sắt mà người dân cần để làm một việc gì đó theo ý họ. Anh cho biết, những sản phẩm anh làm ra không có cái nào giống cái nào, mỗi cái có một vẻ đẹp riêng, có cái tinh hoa riêng mà không có máy móc nào làm được…

nguoi giu hon ten cho pho lo ren
Anh Hùng ngồi nghiêng nghiêng đưa thanh sắt dài đặt lên ngọn lửa...

Chìa đôi bàn tay lấm lem ra cho tôi xem anh nói: “Ai cũng tưởng rằng làm nghề thợ rèn thì bàn tay phải sần sùi, khô cứng, nhưng không phải, bàn tay tôi rất mềm mại, nó thể hiện rằng nghề thợ rèn không phải là nghề khổ. Cũng giống như một họa sỹ, người ta cầm cọ vẽ trên giấy, còn tôi cầm sắt để vẽ lên lửa. Thế nhưng giờ đây tìm được người nối nghề chắc sẽ rất khó, bởi ngay cả những đứa con của tôi, chúng cũng đã học đại học và không theo nghề gia truyền”.

Gương mặt anh Hùng có một chút tiếc nuối khi nhắc đến điều đó, nhưng rồi anh tặc lưỡi bảo: “Thôi, cái gì đến sẽ đến, con người đều có vận số, con phố cũng có vận số của nó, chẳng có cái gì là không mai một, cứ để cuộc sống diễn ra tự nhiên như vốn có”.

Anh bảo tôi ngồi đợi rồi ra đốt lửa lò rèn. Ngọn lửa âm ỉ bốc cao dần lên mang theo những tiếng nổ tí tách của những bông hoa lửa làm sáng bừng cả góc phố trông như pháo hoa ngày tết. Anh Hùng ngồi nghiêng nghiêng đưa thanh sắt dài đặt lên ngọn lửa.

Trong cái lạnh của mùa đông, chẳng mấy chốc trên trán anh đã lốm đốm những giọt mồ hôi. Giờ tôi mới thấy thấm những điều anh nói, nghề thợ rèn không phải là một nghề khổ, cũng giống như một người cầm sắt vẽ lên lửa. Trong khoảng khắc này, người thợ rèn thực sự đang vẽ lên những bông hoa lửa rực rỡ.

Đặt thanh sắt để đó để nung, anh Hùng quay lại với chén trà. Lãng đãng trong suy tư, anh tâm sự: “Sau này tôi mà mất đi thì cái tên phố Lò Rèn này cũng trở thành vô nghĩa giống như nhiều con phố cổ khác chỉ còn cái tên mà không còn nghề. Tôi còn ở đây ngày nào thì con phố này còn giữ được hồn tên ngày ấy”.

Người ta vẫn bảo, nghề thợ rèn là nghề ồn ào bởi cả ngày chí chát tiếng đe, tiếng búa. Nhưng, trên con phố Lò Rèn vang danh năm nào, tiếng búa, tiếng bễ nơi cửa hàng rèn duy nhất còn sót lại sao yên ắng lạ kỳ. Lặng im trên con phố, mọi thứ như bị nuốt chửng bởi tiếng xèo xèo của máy cắt kim loại và dòng xe cộ ồn ã. Cơn mưa phùn cuối năm vẫn đọng thành từng hạt rơi đều trên tán cây, xuống những mái hiên phố cổ rêu xanh, ngọn lửa ấm áp vẫn cứ sáng lên và lan tỏa khắp con phố…

Tạm biệt người đàn ông “giữ lửa” duy nhất còn lại trên phố cổ, còn lưu luyến trong ánh mắt anh những điều trăn trở, nhưng cũng đầy tự hào. Phố cổ vẫn còn đó, biến đổi từng ngày theo dòng chảy của thời gian…

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025

(LĐTĐ) Ngày 26/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành thông báo về việc treo cờ Tổ quốc để chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, từ ngày 31/12/2024 đến hết ngày 2/1/2025.
Tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô năm 2024

Tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
TIN BUỒN

TIN BUỒN

(LĐTĐ) Vô cùng thương tiếc báo tin, bà Đặng Thị Sâm (thân mẫu của đồng chí Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô) vừa qua đời.
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đặc biệt, LĐLĐ thị xã cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, từ đó đưa các phong trào và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đi vào chiều sâu.
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy Phúc Thọ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

(LĐTĐ) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

Tin khác

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động