Người dân lao đao, vì thiếu nước
Nỗ lực để người dân có đủ nước sạch sử dụng trong mùa hè | |
Hàng trăm hộ dân “lao đao” vì bị cắt nước dài ngày |
Muôn kiểu tiết kiệm nước
Nhiều ngày nay, gần 300 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu thuộc tổ dân phố 16, phường Quang Trung (quận Hà Đông) sống trong cảnh lao đao vì thiếu nước sinh hoạt. Thiếu nước trong những ngày nóng đỉnh điểm đã khiến cuộc sống của người dân nơi đây đảo lộn. Bà Võ Thị Minh Thuận (60 tuổi) trú tại khu B, dãy L, tổ 16 cho biết: Gia đình bà gồm 6 nhân khẩu, do có 2 trẻ nhỏ nên nhu cầu về sử dụng nước hết sức bức thiết. Trung bình mỗi ngày gia đình bà dùng hết 2 mét khối nước.
Tình trạng mất nước sinh hoạt kéo dài khiến căn nhà nhỏ của bà lúc nào cũng lỉnh kỉnh đủ các loại xô chậu lớn bé để tích trữ nước sinh hoạt. Không chỉ vậy, mọi sinh hoạt từ nấu nướng, giặt giũ… trong gia đình bà đều ngưng trệ. “Gia đình tôi có thời điểm suốt 3 ngày không dám nấu cơm vì thiếu nước để nấu nướng và rửa bát đũa. Riêng việc tắm rửa, các thành viên đều phải đi giặt nhờ, tắm nhờ. Muốn có nước dùng cho các cháu nhỏ, tôi phải đi xin nước bên nhà hàng xóm. Khổ không thể tả…” – bà Thuận chia sẻ.
Nhiều hộ dân thuộc tổ dân phố 16, phường Quang Trung quận Hà Đông suốt nửa tháng nay không có nước để sinh hoạt |
Dẫn tôi “mục sở thị” hệ thống đường ống nước sinh hoạt đã khô khốc suốt nhiều ngày, anh Nguyễn Văn Thành (33 tuổi) cho biết, gia đình anh muốn có nước sinh hoạt cũng phải xách xô đi xin. Nước sạch bị cắt dài ngày khiến anh Thành phải tận dụng triệt để, từ vo gạo, rửa rau đến giặt quần áo… sau cùng, khi không thể tận dụng được nữa mới bị thải bỏ vào nhà vệ sinh. Nhắc chuyện suốt nhiều ngày không có nước sinh hoạt, một người dân trong khu vực bức xúc: “Nhiều khi chúng tôi muốn đi vệ sinh cũng phải nhịn vì… thiếu nước”.
Theo những người dân trong khu vực, họ cảm thấy ngột ngạt và khó chịu không chỉ bởi thời tiết nắng nóng, mà vì nguồn cung nước sinh hoạt ở đây luôn trong tình trạng bất ổn. Để đối phó với việc mất nước, nhiều hộ dân phải mua nước với giá cao, đầu tư thêm hệ thống máy bơm, thùng chứa nước để dự phòng, tốn kém chi phí sinh hoạt.
Ông Nguyễn Đức Thắng – Bí thư chi Bộ tổ dân phố 16 cho biết, tình trạng mất nước sinh hoạt trên địa bàn đã xảy ra được khoảng nửa tháng. Đường ống nước trong khu dân cư được lắp đặt mới nên không có chuyện nước bị rò rỉ, bục vỡ. Theo ông Thắng, tình trạng mất nước kéo dài, cùng thái độ ứng xử, xử lý tình huống của đơn vị cung ứng là Công ty nước sạch Hà Đông quá chậm dẫn đến sự bức xúc trong dư luận.
Ông Trương Công Tráng – Tổ trưởng Tổ dân phố 16 thông tin, ngay khi xảy ra hiện tượng mất nước sinh hoạt trong khu dân cư, cá nhân ông Tráng đã liên hệ với Công ty nước sạch Hà Đông. Đơn vị này cách đây khoảng 10 ngày cũng đã cử người xuống kiểm tra và ghi nhận tình hình. Tuy nhiên, mọi việc vẫn không có nhiều tiến triển. “Rất nhiều gia đình phải xách xô đi xin nước. Có hộ phải bỏ tiền triệu để mua nước sinh hoạt. Chúng tôi đề nghị Công ty nước sạch Hà Đông làm sao sớm có biện pháp đảm bảo cung ứng nước sạch ổn định, theo đúng các quy định trong hợp đồng với người dân” - Tổ trưởng Tổ dân phố 16 kiến nghị.
Cần sớm khắc phục
Như Lao động Thủ đô đã nhiều lần thông tin tại các số báo ra ngày 28 - 29/6 và 3/7, theo đó, nước sạch phục vụ cuộc sống hằng ngày là nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, với hệ thống cấp nước hiện tại, nhu cầu chính đáng của người dân vượt xa so với khả năng cấp nước của thành phố. Thực trạng này đòi hỏi các ngành chức năng liên quan cần sớm có những giải pháp để khắc phục, xử lý. Theo ghi nhận từ Sở Xây dựng Hà Nội, thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tăng cao. Trong khi đó, tổng nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn Hà Nội hiện nay trung bình khoảng 492.145m³/ngđ. Việc cung cấp nước sạch cho khu đô thị thành phố chủ yếu do 4 công ty nước sạch cung cấp cho 1 triệu khách hàng, tương đương khoảng 1,3 triệu hộ gia đình với khoảng trên 5,2 triệu dân (tăng khoảng 6% so với năm 2017). |
Theo tìm hiểu của người viết, một trong những khu vực mất nước nhiều nhất tại Hà Nội là quận Hà Đông. Theo thống kê, vừa qua có 14/17 phường thuộc quận Hà Đông bị mất nước với hàng chục điểm khác nhau. Các phường có khu dân cư mất nước thời gian gần đây là Văn Quán, Phúc La, Mộ Lao, Phú La, Kiến Hưng, Vạn Phúc, Hà Cầu, Nguyên Trãi, Dương Nội, Yên Nghĩa, Đồng Mai, Phú Lương. Mỗi phường có ít nhất 2 điểm mất nước và nước chảy yếu. Một số phường mất nước trên diện rộng, với số dân số bị ảnh hưởng đông.
Đáng chú ý, những phường có số lượng dân bị ảnh hưởng lớn chủ yếu tập trung vào nơi có chung cư, như: Phúc La, Văn Quán, Mộ Lao, Mỗ Lao, Kiến Hưng. Một trong những chung cư đầu tiên phải kể đến là tòa chung cư CT3A, CT3B thuộc khu đô thị Văn Quán. Theo ghi nhận, từ đợt nắng nóng những ngày đầu tháng 5, hàng trăm cư dân sinh sống tại dự án đã phải chịu cảnh khốn khổ do mất nước. Mặc dù đã được có thông báo trước từ đơn vị cấp nước, nhưng việc mất nước liên tục trong vài ngày khiến cuộc sống bị đảo lộn.
Cách CT3A và CT4A không xa, thảm cảnh mất nước cũng tái diễn tại các chung cư thuộc Viện 103 thuộc địa phận Phúc La, Thanh Trì. Cùng cảnh ngộ, ngày 6-9/5 toàn bộ 5 tòa A, B, C, D, E của Mulberry Land bị mất nước. Sau đó, cư dân đã gửi đơn kiến nghị lên phường Mỗ Lao, quận Hà Đông. Đồng thời, các cư dân của chung cư đã cử đại diện lên làm việc trực tiếp với Công ty cung cấp nước trên địa bàn.
Dẫn như vậy để thấy rằng, đã và đang có tình trạng “khát” nước sinh hoạt ngay ở Hà Nội, từ các cụm dân cư đến các chung cư cao cấp. Và hơn hết, sự vào cuộc điều tiết và những nỗ lực của cơ quan chức năng liên quan trong thời điểm này để xoa dịu cơn khát là hết sức cần thiết.
Trở lại câu chuyện trên 1.000 nhân khẩu thuộc tổ dân phố 16, phường Quang Trung thiếu nước sinh hoạt, nhiều người dân cho biết, ngày 3/7 vừa qua, Công ty Nước sạch Hà Đông đã có biện pháp khắc phục tạm thời đó là cung ứng cho mỗi hộ 1 mét khối nước để sử dụng. Nhiều người dân cho biết, 1 đến 2 khối nước nếu dùng tiết kiệm có thể “cầm cự” được 5 ngày.
Tuy nhiên, về lâu dài, nếu nguồn nước không đủ, đơn vị cung ứng nước cần áp dụng các biện pháp ổn định hơn như: Cắt nước luân phiên, khi cắt dài ngày nên có sẵn kế hoạch và phổ biến để người dân hiểu và có biện pháp chuẩn bị.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30