Người đàn bà hàng chục năm giữ lửa lò rèn
Nguyện "vác tù và hàng tổng" hết đời | |
Làm giàu từ nấm Linh Chi đỏ | |
Thần tượng tuổi 23 |
Làng rèn Đa Sỹ được biết đến với các sản phẩm dao, kéo và các loại đồ gia dụng kim khí phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong và ngoài nước, thế nên suốt hàng trăm năm nay làng nghề không lúc nào ngớt tiếng đe, tiếng búa… Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng của người dân cũng ngày một tăng nên những sản phẩm của làng nghề Đa Sỹ lúc nào cũng trong tình trạng “cháy hàng”, do đó nghề rèn cũng mang lại nguồn thu nhập lớn cho không ít cho nhiều hộ gia đình. Người dân làng Đa Sỹ chia sẻ, nghề rèn có lúc thăng, lúc trầm nhưng nếu có đam mê với nghề thì nghề cũng không phụ lòng người.
Suốt hơn 30 năm nay, bà Đỗ Thị Tuyến đã cho ra lò không biết bao nhiêu sản phẩm phục vụ người dân. |
Theo ông Đinh Công Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống Đa Sỹ: Hiện nay, cả làng rèn Đa Sỹ còn gần 1.000 hộ chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng kim khí như dao, kéo, lưỡi bào... Trong đó, có hơn 700 hộ chuyên sản xuất và hơn 200 hộ khác làm đầu mối cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm. Do chất lượng và uy tín hàng trăm năm nay, cộng với nhu cầu sử dụng của người dân không ngừng tăng lên nên sản phẩm của địa phương sản xuất bán rất chạy. Sản phẩm của làng chủ yếu là mặt hàng dân dụng nên phù hợp với túi tiền của người dân, những năm gần đây, sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ cũng đã thông qua các con đường tiểu ngạch nên sảm phẩm cũng đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ, Lào, Campuchia…
Chúng tôi ghé thăm một xưởng rèn đặc biệt, đặc biệt là bởi vì, những công việc tưởng chừng chỉ dành cho những người đàn ông khỏe mạnh, thì ở xưởng rèn này, có người phụ nữ cũng mạnh mẽ không kém và theo đuổi nghề rèn hàng chục năm nay Dưới cái nắng gắt đầu hè, chỉ mới bước vào xưởng rèn Hai Tâm, đã nghe thấy tiếng sắt thép va vào nhau rõ to, có lẽ đó phải là những tiếng đe, tiếng búa từ một lực sỹ nào đó. Thế nhưng, khác hẳn hoàn toàn với những suy nghĩ đó, hiện ra trước mắt là một người đàn bà dáng người nhỏ nhắn, nước da hơi ngăm đen đang dùng chiếc búa đập mạnh vào những thanh thép đang đỏ lửa. Đó là bà Đỗ Thị Tuyến (50 tuổi), hơn 30 năm nay, bà Tuyến không còn nhớ nổi mình đã làm ra bao nhiêu con dao, kéo… để phục vụ nhu cầu của người dân.
Được sinh ra, lớn lên giữa làng rèn truyền thống Đa Sỹ, ngay từ nhỏ, bà Tuyến lại đã rất thích thú với nghề rèn. Đối với bà, tiếng đe, tiếng búa chan chát suốt ngày như là một phần không thể thiếu của những ngày tháng tuổi thơ cho đến tận bây giờ. Bà Tuyến tâm sự: “Từ năm 12 tuổi, sau những buổi tới trường thay vì thêu thùa, đan lát như những người con gái khác tôi lại chạy đến những cơ sở rèn trong làng. Những ngày đó, công việc của tôi chỉ là việc lặt vặt, khi thì cắt thép, khi thì lấy nước... nhưng với sự tò mò và những kinh nghiệm học được từ người khác nên sau những ngày đó, tôi bắt đầu tận dụng những miếng sắt thừa trong xưởng làm thành những sản phẩm riêng cho mình”. Và không biết từ lúc nào, bà Tuyến đã trở thành một thợ rèn chuyên nghiệp, những sản phẩm bà làm ra đều rất tinh xảo khiến nhiều người mê mẩn, tin dùng và nhiều người không dám tin những sản phẩm đó lại do chính tay một người phụ nữ làm nên. Bởi công việc nặng nhọc này vốn chỉ dành cho những người đàn ông to khỏe nên không ai nghĩ rằng một thân phận “nữ nhi” chân yếu, tay mềm như bà lại có thể theo nghề rèn suốt hơn 30 năm nay. Kể về những công đoạn của một người thợ rèn, bà Tuyến cho biết, bất kỳ người thợ nào ban đầu đều phải học tư thế ngồi, cách cầm búa và quai bễ. Khi đã thành thạo mới chuyển qua đánh rèn, kế đến là làm thô và khi đã có tay nghề mới được làm nguội. Và theo bà Tuyến thì công đoạn làm nguội là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao nhất, muốn học thành thạo nếu nhanh cũng mất một đến vài năm mới có thể làm ra thành một sản phẩm đúng nghĩa. “Để tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, khâu quan trọng nhất và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất là tôi thép và làm nguội. Mỗi hộ rèn ở Đa Sỹ đều có bí quyết riêng, nhưng điểm chung là thép phải tốt và kỹ thuật cao mới cho ra lò những con dao, cây kéo sắc bén”, bà Tuyến nói.
Với những tên gọi thân thiện của người dân trong làng như “Bóng hồng dao kéo”, “nữ hoàng của những chiếc dao”…, bà Tuyến vẫn đang bền bỉ, trụ vững với nghề vốn dĩ chỉ dành cho đàn ông. Cùng với những sản phẩm của những người thợ tài hoa khác trong làng, những sản phẩm của bà Tuyến cũng góp phần không nhỏ để gìn giữ, duy trì thương hiệu của làng rèn Đa Sỹ, đưa những sản phẩm của mình đi khắp muôn nơi.
H.Duy – B.Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36