Người cựu chiến binh nặng tình với quê hương

(LĐTĐ) Xuất phát từ tâm niệm làm sao để phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ và đền đáp ơn nghĩa nuôi dưỡng của quê hương, ông Nguyễn Tứ Hùng và gia đình đã ủng hộ hơn 2 tỷ 400 triệu đồng để xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Với những nghĩa cử cao đẹp của mình, năm 2017, ông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, năm 2018, ông vinh dự được TP Hà Nội tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
nguoi cuu chien binh nang tinh voi que huong Hồi ức của những cựu binh về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
nguoi cuu chien binh nang tinh voi que huong Quận Thanh Xuân tổ chức gặp mặt Hội Cựu chiến binh

Chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp

Về thôn Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Tứ Hùng, người dân ở đây ai ai cũng biết bởi gia đình ông đã đóng góp nhiều tiền của để trùng tu, xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh của thôn Hạnh Đàn như đình, chùa, đường, ao môi trường.

Theo ông Hùng, từ năm 2014, ông đã ủng hộ Ban quản lý Di tích thôn Hạnh Đàn trùng tu xây dựng đình và chùa với số tiền gần 300 triệu đồng. Sau đó, ông tiếp tục đề xuất và được chính quyền địa phương đồng ý cho ông và gia đình ủng hộ toàn bộ kinh phí cải tạo ao làng thành ao môi trường với số tiền là 1,8 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi tham quan công trình ao môi trường, ông Hùng cho biết, trước đây ao luôn bị ô nhiễm, nước bẩn quanh năm, cỏ cây mọc rậm rạp, thậm chí là nơi đổ rác của một số hộ dân thiếu ý thức, khiến cảnh quan môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh.

“Thấu hiểu được nỗi ám ảnh của người dân khi phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường, tôi đã bàn với gia đình xin ủng hộ toàn bộ kinh phí để cải tạo ao và được chính quyền địa phương chấp thuận. Công trình khánh thành ngày 22/5/2017, đúng dịp kỷ niệm 55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm xã Tân Lập. Sau khi công trình ao môi trườngđưa vào sử dụng, gia đình tôi nhận trông nom, thuê người quét dọn xung quanh ao, mắc điện chiếu sáng, mọi chi phí do gia đình nhà tôi chi trả”, ông Hùng chia sẻ.

nguoi cuu chien binh nang tinh voi que huong
Ông Nguyễn Tứ Hùng bên công trình “ao môi trường” do ông và gia đình hỗ trợ kinh phí cải tạo. Ảnh Mai Quý

Với diện tích khoảng 5.000 m2, sau khi được cải tạo, xây tường bao và kè kiên cố, gắn bảng hiệu ghi 10 Quy tắc ứng xử nơi công cộng của TP Hà Nội, đường đi xung quanh ao được lát đá, hai bên trồng hoa và lắp đặt điện chiếu sáng, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.

Khi công trình được hoàn thiện, nhiều hộ dân xung quanh đã tự nguyện mua bàn, ghế đá đặt quanh ao để phục vụ nhu cầu vui chơi, tập thể dục, thư giãn của gia đình và người dân trong thôn. Công trình ao môi trường tại thôn Hạnh Đàn đã trở thành mô hình điểm của huyện Đan Phượng trong phong trào xây dựng nông thôn mới và được ví như một công viên thu nhỏ luôn nhộn nhịp người đến vui chơi.

Sau khi ủng hộ kinh phí cải tạo ao làng, chứng kiến đoạn đường trong làng với chiều dài hơn 100m đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường nứt lún, nhan nhản ổ trâu, ổ gà. Nhất là những lúc trời mưa, đường rơi vào cảnh ngập úng khiến cho việc di chuyển rất khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Do vậy, ông Hùng tiếp tục đề xuất và được chính quyền địa phương đồng ý cho gia đình ông ủng hộ toàn bộ kinh phí cải tạo đường với số tiền hơn 300 triệu đồng. Trong quá trình làm đường, ông Hùng cũng đã tích cực phối hợp với chính quyền vận động người dân hiến đất để làm đường. Chính vì thế, đoạn đường bê tông của thôn dài hơn 100 m đã được hoàn thành đúng tiến độ.

“Niềm vui lớn nhất của tôi là từ khi cải tạo xong ao làng và đoạn đường bị xuống cấp, người dân trong thôn được sống trong môi trường xanh – sạch – đẹp, có nơi vui chơi, đi lại thuận tiện và quan trọng hơn cả là ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường của người dân được nâng cao”, ông Hùng bộc bạch.

Nói về những đổi thay tích cực nơi mình sinh sống, bà Nguyễn Bích Lân (thôn Hạnh Đàn) chia sẻ: “Trước đây, cảnh quan môi trường và các công trình của làng như đình, chùa, đường sá, ao làng không được khang trang, sạch đẹp như bây giờ. Từ khi chính quyền địa phương có chủ trương xây dựng, cải tạo, đặc biệt là có sự ủng hộ tiền bạc rất lớn của gia đình ông Nguyễn Tứ Hùng nên diện mạo thôn xóm đã có sự thay đổi rõ rệt: Đình, chùa khang trang, ao làng sạch đẹp, đường sá rộng rãi… Chúng tôi rất khâm phục, trân trọng và cảm ơn những đóng góp to lớn của ông Hùng cũng như gia đình ông đối với việc xây dựng và phát triển quê hương, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong thôn.”

Nặng tình quê hương

Ghi nhận những đóng góp của ông Nguyễn Tứ Hùng và gia đình đối với công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương, nhiều năm liền UBND xã Tân Lập, UBND huyện Đan Phượng tặng ông danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. Năm 2017, ông được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Bằng khen trong phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Năm 2018, ông vinh dự được TP Hà Nội tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Tân Lập, ông Nguyễn Tứ Hùng mồ côi cha từ năm 11 tuổi, mẹ đi bước nữa, ông được người bà là cô ruột của cha mình nuôi dưỡng.

Gia đình bà cũng là cơ sở cách mạng tiền khởi nghĩa, nuôi nhiều cán bộ cách mạng chủ chốt của địa phương và Trung ương. Trong môi trường đó, ông Hùng sớm được bà giáo dục về tinh thần cách mạng và tình yêu quê hương.

Ông lớn lên bằng những cân gạo trợ cấp hàng tháng của chính quyền địa phương, sự cưu mang đùm bọc chở che của người thân, họ hàng và bà con trong thôn xóm.

Năm 1965, sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Trung cấp Thủy sản, ông Hùng hăng hái lên đường nhập ngũ, cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

“Tôi vẫn còn nhớ như in, lúc lên đường nhập ngũ, mặc dù điều kiện khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng các bà, các mẹ, các chị vẫn gom nhặt từng đồng, từng hào để cho bộ đội”, ông Hùng nhớ lại.

Ông Hùng đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh biên giới phía Bắc. Năm 1981, ông được phục viên. Rời quân ngũ trở về quê hương với bao bộn bề, khó khăn của cuộc sống, ông vẫn luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông đã chủ động tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi, không quản gian khó, cải tạo đất ruộng vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhờ đó kinh tế gia đình từng bước phát triển. Bên cạnh đó, ông cũng tích cực tham gia tham gia công tác xã hội góp phần xây dựng quê hương, ông được bầu vào Hội đồng nhân dân xã Tân Lập nhiệm kỳ 1994 – 1999.

Nói về một thời khó khăn gian khổ, ông Hùng không kìm nổi cảm xúc: “Nếu không có người thân họ hàng, bà con thôn xóm và chính quyền địa phương, chắc tôi không có được như ngày hôm nay. Bây giờ, khi điều kiện kinh tế đã có, lại sẵn trong mình phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, nên tôi mong muốn làm được nhiều việc để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và cũng là để đền ơn đáp nghĩa quê hương đã nuôi dưỡng mình trưởng thành.”

Ông Trần Anh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) cho biết, ngoài việc đóng góp những khoản tiền lớn cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở quê hương, toàn bộ số tiền được khen thưởng ông Hùng đều đóng góp vào Quỹ khuyến học của xã để ủng hộ, động viên học sinh nghèo vượt khó. Những nghĩa cử cao đẹp của ông Hùng đã được tuyên truyền để cán bộ và nhân dân trong xã học tập, qua đó, lan tỏa phong trào xã hội hóa, góp phần xây dựng quê hương Tân Lập ngày càng giàu đẹp.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động