Ngọn đuốc “thắp sáng” tương lai người khiếm thị

Đang ở độ tuổi 17- tuổi đẹp nhất của cuộc đời - nhưng một biến cố đã cướp đi đôi mắt của chàng trai trẻ Trần Thế Đạt (sinh năm 1989, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì). Tưởng chừng bóng tối sẽ che phủ cuộc đời Đạt từ đây, thế nhưng với nghị lực phi thường, chàng thanh niên đã làm được những điều đáng khâm phục. 
ngon duoc thap sang tuong lai nguoi khiem thi Đi tìm ánh sáng từ tri thức
ngon duoc thap sang tuong lai nguoi khiem thi Tặng " Mắt thần" cho người khiếm thị

Đạt đã thi đỗ hai trường đại học, nhận được học bổng du học Úc và giờ đây đang là Chủ tịch trẻ nhất trong các cấp lãnh đạo Hội người mù TP Hà Nội.

Gặp Đạt trong một chiều đầu Hạ 2017, nhìn dáng vẻ khoan thai, tự tin, với ngoại hình thu hút người đối diện, khó ai biết được rằng Đạt cũng phải mất 3 năm trời lủi thủi trong sự cô đơn, lầm lũi trong mặc cảm, tự ti của chính mình.

ngon duoc thap sang tuong lai nguoi khiem thi
Anh Trần Thế Đạt trong buổi trao quà từ thiện.

Sinh ra, lớn lên trong gia đình bố mẹ làm nông, tưởng chừng cuộc sống Thế Đạt cứ thế trôi đi bình lặng, yên ả như vùng quê ngoại ô của mình. Nhưng khi đang là học sinh lớp 11, từ một thanh niên khỏe mạnh, điển trai, yêu đời, bất ngờ anh mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.

Gia đình vốn dĩ bao năm bình yên nay cũng như gặp phải gió bão, bố mẹ đã phải dùng tất cả những đồng tiền mà suốt một đời họ dành dụm được để chạy chữa cho Đạt. Thế nhưng, do quá muộn và cũng do bệnh tật vô tình, thứ bệnh ấy tàn nhẫn lấy đi vĩnh viễn đôi mắt sáng trong của chàng thanh niên 17. Thay bằng những màu sắc tươi đẹp, những hình ảnh thường nhật trước kia, giờ đây đôi mắt chỉ chìm trong bóng tối.

Với giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng, anh kể cho tôi nghe về cuộc đời mình, về những kỷ niệm tuổi thơ, về gia đình và cả một nỗi đau quá lớn anh từng phải trải qua. Thi thoảng, giọng nói ấy ngừng lại, len lỏi trong những đoạn ngắt quãng đó là thứ cảm xúc khiến người ta chạnh lòng. Anh kể rằng, trong suốt 3 năm chìm trong tuyệt vọng, anh không làm gì cả.

Nhưng nhờ những lời động viên của gia đình, anh dần nguôi ngoai, vì anh hiểu, không thể trách cuộc đời bất công mà buông xuôi cuộc đời mình thành vô định. Vì vậy, anh lựa chọn tham gia vào hoạt động tại Hội Người mù huyện Thanh Trì. Cũng từ lúc ấy, cuộc đời anh rẽ bước sang trang khác. Anh nói, dù không cho lại đôi mắt vẹn nguyên trước đây nhưng từ khoảnh khắc đó, cuộc đời Đạt như “sáng lại”.

Anh cười và bảo với tôi, không nghĩ rằng nơi đầu tiên mình tìm đến để làm lại cuộc đời sau bệnh tật giờ đây lại là trụ sở làm việc của anh, nó như một cơ duyên lạ lùng. Anh cảm ơn những người khiếm thị tại đây đã giúp anh thay đổi tư duy về bệnh tật, cho anh một niềm tin, một mục tiêu để hướng tới.

Năm 20 tuổi được đánh dấu như sự hồi sinh mới cho chàng thanh niên trẻ, Đạt quyết định đi học chữ nổi, học sử dụng máy tính. Không những vậy, bỏ qua mặc cảm trước kia, anh làm đơn xin vào Trường PTTH Nguyễn Văn Tố (47 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm) để tiếp tục học cấp 3.

Đoạn đường từ nhà tới trường hơn 30km, nhiều người không khỏi giật mình khi biết được, những năm tháng ấy, anh đã tự mình bắt xe buýt đến trường. Và rồi, sau bao ngày vất vả, khó khăn, anh mang về tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 như một minh chứng, vượt qua số phận nghiệt ngã.

Câu chuyện của chúng tôi bỗng dừng lại bởi anh cần tìm tài liệu cho đồng nghiệp. Nhìn cách anh thao tác thành thục trên máy tính như người bình thường, tôi không khỏi giật mình. Chưa kể tới, toàn bộ thao tác đó, đều nhờ sự hướng dẫn của một phần mềm hoàn toàn bằng tiếng Anh khiến tôi càng nể phục.

Đạt kể, anh có thể dùng máy tính, đọc báo hay có thể lên facebook như người mắt sáng. Vừa nói, tay anh vừa ấn bàn phím, hướng dẫn về cách sử dụng cho tôi nghe. Cứ mỗi phím ấn lên, lại kéo theo một lệnh tiếng Anh mà phải khéo lắm tôi mới có thể hiểu được nghĩa. Nhưng tay anh cứ thoăt thoắt và luôn miệng dịch cho tôi nghe những lệnh ấy là gì.

Ngạc nhiên trước trình độ tin học cũng như sự thông thạo ngoại ngữ của anh, không nén nổi tò mò, tôi buột miệng hỏi anh cách tiếp cận, học hỏi. Trên khuôn mặt điển trai khẽ nở một nụ cười, anh nói: “Tin học và ngoại ngữ, với tôi như một thứ đam mê, vì vậy, thay vì học, tôi quyết tâm theo đuổi và chinh phục nó”.

Và có lẽ từ suy nghĩ ấy cũng như nhờ những thành tích xuất sắc trong căn phòng tiếng Anh nhỏ của Hội Người mù huyện, anh đã “cất cánh” vào làm việc và quản lý chương trình “Vì một ngày mai tươi sáng” của tổ chức ACCV (Úc).

Không chỉ dừng lại ở đó, đến giữa năm 2011, để theo đuổi đam mê cũng như góp phần giúp những người cùng cảnh ngộ, Đạt đã cùng tổ chức trên thành lập một câu lạc bộ tiếng Anh dành riêng cho người khiếm thị tại Hội đồng Anh (20 Thụy Khuê), tạo sân chơi riêng cho người khiếm thị được học hỏi, phát triển vốn ngoại ngữ của mình.

Cuộc đời lẽ cướp đi đôi mắt của anh nhưng cuộc đời không thể lấy mất niềm tin và sự cố gắng, không ai có thể ngờ, chàng thanh niên khiếm thị không những thi đỗ vào 2 trường Đại học, lại có thể giành về cho mình một khóa học bổng tại Úc.

Ngày từ Úc trở về, anh đã mang những kiến thức mình tiếp thu được cho những người cùng cảnh ngộ, từ cách đi gậy, cách đặt gậy, cách sử dụng gậy hiệu quả để nhận biết các vật cản trên đường đi. Ngoài ra, anh còn giới thiệu và đưa vào sử dụng rộng rãi phần mềm hỗ trợ cho người khiếm thị có thể sử dụng máy tính thuận tiện thông qua hệ thống âm thanh kèm theo.

Từ những nỗ lực bản thân, vượt qua nỗi đau của chính mình, chàng thanh niên tưởng như bất hạnh năm nào, từng gục ngã, từng thu mình giờ đây đã trở thành Chủ tịch Hội Người mù huyện Thanh Trì. Sẽ chẳng có gì đáng nói, ngày Đạt được bổ nhiệm, anh mới chỉ 26 tuổi và anh trở thành Chủ tịch trẻ tuổi nhất trong các cấp lãnh đạo Hội người mù Thành phố Hà Nội.

Thế Đạt không chỉ là tấm gương để cho những người bạn trẻ khuyết tật khác nhìn theo, tiếp nối mà có lẽ, anh còn là tấm gương sáng để cho những người trẻ bình thường noi theo.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động