Ngoại giao Việt Nam: Vững bước đi theo con đường của Bác

(LĐTĐ) Đã tròn 50 năm kể từ ngày Bác đi xa và dân tộc ta thực hiện Di chúc của Người, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho Ngoại giao Việt Nam.
ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac Tọa đàm cấp cao về năm ASEAN 2020
ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Botswana
ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac Cộng đồng ASEAN: Gắn kết để vững bước

Nhân dịp Kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2019), báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng tải bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Cứ đến ngày 28/8 hàng năm, các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành Ngoại giao đều tự hào nhớ về ngày thành lập ngành, nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người sáng lập và đặt nền móng cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, được tổ chức trong 2 ngày 27-28/2/2019 tại Thủ đô Hà Nội.

Đã tròn 50 năm kể từ ngày Bác đi xa và dân tộc ta thực hiện Di chúc của Người, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho Ngoại giao Việt Nam. Đối với các thế hệ cán bộ ngoại giao Việt Nam, Bác Hồ luôn là người Thầy lớn, một thiên tài ngoại giao đã xây dựng một phong cách ngoại giao Việt Nam. Những tư tưởng, phương châm kinh điển mà Bác chỉ ra như “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, ngoại giao tâm công, “Ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến) là bài học nằm lòng đối với các cán bộ làm công tác đối ngoại.

Dưới ánh sáng của Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, 74 năm qua, ngành Ngoại giao Việt Nam đã từng bước trưởng thành và đạt nhiều thành tựu to lớn mang tính lịch sử, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoại giao Việt Nam đã kế thừa tinh hoa ngoại giao truyền thống của ông cha ta, đồng thời phát huy được những giá trị mới trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cùng với những “binh chủng” khác, ngoại giao luôn có mặt ở tuyến đầu. Với tài trí ngoại giao và nhãn quan chiến lược sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền ngoại giao cách mạng đã thực hiện chủ trương “hòa để tiến” bằng Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, góp phần giữ vững thành quả cách mạng và chính quyền non trẻ trước hiểm họa thù trong giặc ngoài, kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, ngoại giao đã thực sự trở thành một mặt trận, sát cánh cùng các mặt trận quân sự và chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973 đã trở thành những dấu ấn lịch sử của nền ngoại giao cách mạng, hiện thực hóa chủ trương giành thắng lợi từng bước, tiến đến giành thắng lợi cuối cùng bằng Chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Trong thời bình, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị Ngoại giao 28 (2013), “Ngoại giao đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển đã tỏ rõ tính đúng đắn, phục vụ hiệu quả các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Nhờ đó, từ chỗ bị bao vây cô lập, đến nay Việt Nam đã tạo dựng được môi trường đối ngoại thuận lợi.

Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp Quốc, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và toàn bộ 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.

Vai trò, vị thế của Việt Nam trong ASEAN và trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế khác ngày càng được coi trọng. Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu) và đảm nhận thành công rất nhiều trọng trách đa phương như chủ nhà APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai (2019) đã khẳng định tầm vóc và vị thế mới của đất nước.

Có thể nói, Ngoại giao Việt Nam đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ khi Người phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao năm 1964 về mục đích của ngoại giao: “Nói tóm tắt là nâng cao địa vị quốc tế của nước mình”.

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế: Yếu tố cơ bản để thành công

Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung cốt lõi trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã khái quát tư tưởng ấy qua hai câu thơ rất giàu hình ảnh:

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Vì trong bốn biển đều là anh em”

Bám sát tư tưởng đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn là phương châm và cũng làbài học lớn của ngoại giao Việt Nam. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Chúng ta nhận thức rõ sức mạnh của ngoại giao bắt nguồn từ sức mạnh tổng hợp của muôn triệu người con đất Việt cùng đồng tâm, nhất trí, cùng nhìn về một hướng, luôn hành động vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Sức mạnh ấy cũng đến từ sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các lực lượng làm công tác đối ngoại để cùng góp phần giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy. Sức mạnh ấy đến từ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với chính nghĩa và các lợi ích chính đáng của Việt Nam - một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh với hội nhập quốc tế

Ngay trong những tháng ngày đất nước còn chiến tranh, chưa được thống nhất, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế đã được thể hiện rất rõ. Người khẳng định: “Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cũng không thể đi ngược dòng lịch sử được”. Thực hiện tầm nhìn chiến lược đó của Bác, ngoại giao Việt Nam đã làm tốt vai trò “mở đường”, “cầu nối”, đồng hành với các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong những chặng đường hội nhập của đất nước. Nhiều chủ trương, chính sách lớn đã được ban hành và triển khai.

Những thành tựu của công cuộc Đổi mới gần 35 năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng của ngoại giao trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, trở thành thành viên sáng lập của nhiều diễn đàn, liên kết khu vực và quốc tế quan trọng như Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh Châu Âu…

Những bước đi chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế đã mang lại những lợi ích thiết thực cho đất nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, đúng như phương châm Bác Hồ đã từng căn dặn.

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với bà Federica Mogherini - Phó Chủ tịch EC, đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh. Ảnh: VGP/Hải Minh

Tầm nhìn mới, tư duy mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng khả năng thích ứng, điều chỉnh nhạy bén của ngoại giao cho phù hợp với tình hình mới. Quan điểm của Người là: “Tình hình mới đã đặt ra những nhiệm vụ mới, phương châm mới, sách lược mới… Chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới”.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (tháng 8/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại theo hướng “dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”.

Tình hình thế giới và khu vực đang chuyển động nhanh chóng và sâu sắc. Nhiều nước lớn và các đối tác chủ chốt của ta đã và đang có những điều chỉnh chính sách quan trọng. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang lại cả những cơ hội và thách thức đối với đất nước. Do đó, đổi mới tư duy và nâng cao khả năng thích ứng là yêu cầu cấp thiết đối với ngoại giao Việt Nam trong tình hình mới nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để định vị đất nước một cách có lợi nhất trong cục diện mới đang định hình.

Thời gian tới, đi đôi với việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, chúng ta tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, làm sâu sắc quan hệ với các nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng. Đó là những phương hướng, nhiệm vụ lớn của Ngoại giao Việt Nam. Trong đó, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm nhận tốt các trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những trọng tâm toàn ngành đang khẩn trương chuẩn bị với quyết tâm và trách nhiệm cao.

Đồng thời, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục sát cánh cùng các ngành, kiên định bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; kịp thời bảo hộ lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam trên thế giới; hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hướng về quê hương; nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, năng động, yêu chuộng hòa bình; đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Kiên định con đường Bác Hồ đã chọn, phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn trong 74 năm qua, ngành Ngoại giao Việt Nam đang vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng,

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Xem thêm
Phiên bản di động